Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Tránh viêm gan B cho vợ con

Hỏi: Tôi 19 tuổi, xét nghiệm máu có viêm gan siêu vi B. Bác sĩ điều trị nói bệnh này phải uống thuốc suốt đời. Nếu chữa không hết, sau này lập gia đình muốn có con thì không thể dùng biện pháp an toàn, nhưng như thế có lây cho vợ con mình không?
Trần Hữu Công (huucong2008@...)


TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa, phụ trách phòng khám Viêm gan, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:
Mục đích điều trị viem gan sieu vi B là ức chế siêu vi lâu dài nhằm tránh biến chứng xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên, cũng có trạng thái nhiễm siêu vi B nhưng không cần dùng thuốc đặc trị, người nhiễm chỉ theo dõi định kỳ để dùng thuốc ngay khi có bằng chứng siêu vi có hoạt tính. Khi có chỉ định dùng thuốc, cần dùng liên tục và đúng thời điểm để có hiệu quả tốt và tránh kháng thuốc. Tuổi của bạn trẻ nên thường HBeAg còn dương tính. Nếu có biểu hiện ALT tăng >80U/L sau nhiều tháng theo dõi thì được chẩn đoán là viêm gan siêu vi B mạn HBeAg dương và có chỉ định điều trị đặc hiệu cho đến khi HBeAg trở nên âm tính. Những người tiếp xúc thân mật với bạn chỉ cần chích ngừa để tránh lây HBV và kiểm tra để xác định có kháng thể sau chích ngừa. Hiện nay mọi bé sinh ra đều được chích ngừa HBV ngay sau sanh theo chương trình bắt buộc.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Điều trị viêm gan B nhanh chóng hiệu quả

Điều trị viem gan b nhanh chóng hiệu quả
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đến đầu thế kỷ 21 này ước tính có 400 triệu người trên thế giới mang mầm bệnh viêm gan do virus B, trong đó 85% số người này (340 triệu người) sống ở Ðông Nam Á. Thuốc tây chữa viem gan b có interferon và lamivudin nhưng nói chung đắt tiền và có ít nhiều tác dụng phụ và gây khó chịu cho người bệnh. Trong khi đó các cây thuốc chữa bệnh gan và viêm gan do virus B ở Việt Nam như cây diệp hạ châu lại mọc hoang trên khắp mọi miền đất nước.
Cây diệp hạ châu và bệnh gan
Loại cây này còn có các tên khác như: chó đẻ răng cưa, kiềm đắng, rút đất trân châu thảo, lão nha châu, diệp hòe thái. Tên khoa học của cây là phyllanthus, thuộc họ thầu dầu (euphorbiaceae) đắng và ngọt, là loại cỏ sống nhiều năm, gốc hóa gỗ, thân nhẵn có nhiều cành mang lá - mỗi cành trông như một lá kép. Hoa, quả mọc phía dưới lá. Hoa quả nở quanh năm, hoa rất nhỏ, cánh màu trắng, quả hình cầu nhỏ có 3 khía, khi già tự nứt vỏ, tung hạt ra.
Năm 1988 Blumberg và Thiogarajan công bố đã điều trị 37 bệnh nhân viêm gan do virus B bằng diệp hạ châu đắng. Sau 3 ngày dùng thuốc, 22 bệnh nhân đạt kết quả tốt, và chứng minh diệp hạ châu đắng có chất ức chế men polymirase ADN của virus viem gan b.
Bệnh viện IV Quân đội đã thử nghiệm lâm sàng đề tài "Ðiều trị viem gan b mãn tính với sản phẩm có chứa Diệp hạ châu của Xí nghiệp dược phẩm trung ương 25" trên 54 bệnh nhân - do các bác sĩ Nguyễn Thái Thanh, Lê Thế Huệ, Phạm Xuân Phi, Nguyễn Hữu Nhật, Hồ Thị Phương Thảo thực hiện. Sau 4 tháng theo dõi, kết quả cho thấy trước điều trị làm xét nghiệm máu có HbsAg (+) sau điều trị HbsAg (-), giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của viêm gan b , phục hồi nhanh chức năng gan.
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm thực phẩm chức năng Canlinh Tana được sản xuất từ thảo dược dạng viên bao phim dạng vỉ, trong đó thành phần chính là Diệp hạ châu với hàm lượng 1500mg (15g)/ viên. Canlinh Tana có công dụng rất tốt đối với:
- Bệnh nhân viêm gan mãn tính: sau khi điều trị bằng Canlin Tana 15-30 ngày, xét nghiệm men gan SGOT, SGPT giảm 3 lần so với lúc chưa dùng thuốc.
- Bệnh nhân bị mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da.
- Chữa suy giảm chức năng gan (do nghiện rượu, sốt rét, ứ mật, lỵ amip, nhiễm độc)
- Chữa viem gan b: Với người lớn chia làm 4 lần uống trong ngày mỗi lần 2 viên - sau 15- 30 ngày dùng thuốc xét nghiệm lại, khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbsAg (-) thì thôi dùng thuốc.
- Chữa xơ gan cổ trướng: Chia làm 6 lần uống trong ngày. Khi hết triệu chứng thì thôi dùng thuốc (khoảng 30-40 ngày)

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B

Hỏi: Nhiễm mạn tính virus viem gan B là gì? lúc nào chưa được điều trị? lúc nào cần phải điều trị?
Đáp:Đồng thời đây cũng là vấn đề then chốt trong chiến lược điều trị nhiễm virus viêm gan B để đạt hiệu quả cao và ít tốn kém cho người bệnh và xã hội. Như vậy thế nào là nhiễm virus viêm gan B mạn ? Nhiễm virus viêm gan B mạn là sau khi bị nhiễm 6 tháng mà virus không sạch trong cơ thể. Trên xét nghiệm là ở bệnh nhân có HBsAg tồn tại (dương tính) trên 6 tháng. Trong tuyệt đại đa số trường hợp không điều trị viêm gan B cấp tính vì nó có khả năng tự khỏi 90% đến 95% đối với thanh niên hay người lớn bị nhiễm mà không cần điều trị . Vậy ở người nhiễm virus viêm gan B mạn lúc nào chưa được điều trị và lúc nào cần phải điều trị ? Ở người đã nhiễm mạn tính khi hội đủ thêm 2 điều kiện sau đây mới có chỉ định điều trị. Một là Virus viêm gan B đang hoạt động nhân lên đến một mức nào đó tùy giai đoạn của bệnh. Xét nghiệm xác định số lượng virus viêm gan B trong máu có thể biết được sự nhân lên của virus viêm gan B. hai là tình trạng viêm và xơ hóa tại gan đang hoạt động. Chỉ có sinh thiết gan mới cho biết tình trạng viêm và xơ hóa gan. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân ở châu Á cũng như tại VN không chấp nhận, nên có thể căn cứ vào các xét nghiệm gián tiếp như tăng men gan ALT, đo độ xơ cứng của gan (làm Fibroscan), số lượng và tỷ lệ tiểu cầu, thử nghiệm xơ (Fibrotest), thử nghiệm hoạt động viêm (Actitest) v.v...
Hỏi: Tôi bị viêm gan B, bắt đầu điều trị từ tháng 10 năm 2005 và uống thuốc liên tục từ đó đến giờ. Toa thuốc tôi thường xuyên uống là lamivudin. Hiện nay men gan của tôi bình thường, hàm lượng HBeAg là 1.000. Tôi có nghe bạn bè nói rằng điều trị viêm gan B 13 tháng phải ngừng sau đó điều trị tiếp. Uống thuốc liên tục quá 13 tháng là không nên. Tôi rất phân vân, không biết có đúng như vậy không. Tôi hiện nay 34 tuổi, tuyệt đối không uống rượu bia.
Đáp: Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên để điều trị viêm gan B mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải.
Lamivudin là loại thuốc tương đồng nucleoside được sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính từ 10 năm nay, thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp DNA của virut. Trên nhóm bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép virut và có bệnh lý gan, lamivudin cho hiệu quả đáng kể như sau: ức chế HBV DNA huyết thanh, tăng tỷ lệ biến mất HBeAg và chuyển phản ứng huyết thanh HBeAg, cải thiện tình trạng viêm hoại tử tế bào gan, giảm tiến triển đến xơ gan, bình thường hóa men ALT.
Lamivudin được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên bị viêm gan B mạn và có bằng chứng nhân lên của virut viêm gan B (dựa vào xét nghiệm HBeAg và định lượng nồng độ HBV - DNA), với một hoặc nhiều tình trạng: men ALT huyết thanh tăng >= 2 lần so với bình thường, xơ gan, bệnh gan mất bù, bệnh gan dạng viêm - hoại tử thể hiện trên sinh thiết, tổn thương hệ miễn dịch (immunocompromise), ghép gan.
Phản ứng chuyển đảo huyết thanh HBeAg từ dương tính thành âm tính đạt được trong thời gian điều trị viêm gan lamivudin thường bền vững sau khi ngưng điều trị. Vì vậy, khi phản ứng chuyển huyết thanh đã được xác nhận, đặc biệt khi không thực hiện được xét nghiệm HBV DNA, thì có thể ngưng điều trị bằng lamivudin. Khi HBeAg mất trong huyết thanh mà chưa xuất hiện kháng thể anti-HBe thì cũng có thể xem xét ngưng dùng lamivudin. Những lý do khác để ngưng lamivudin gồm: xuất hiện phản ứng phụ (hiếm gặp), bệnh nhân mong muốn có thai, không đáp ứng lâm sàng. Do đó thời gian điều trị bằng lamivudin cần được xác định cho từng bệnh nhân trên cơ sở những kết quả sau:
Nghi ngờ nhiễm biến chủng YMDD - hoặc tiếp tục điều trị và theo dõi men ALT đều đặn, hoặc ngưng điều trị trong 3 tháng để chủng virut hoang dại xuất hiện lại, hoặc thêm thuốc thứ hai, hoặc thay thế bằng thuốc khác.
Trường hợp HBeAg vẫn còn dương tính, men ALT trở về bình thường và mất HBV DNA huyết thanh thì vẫn tiếp tục điều trị.
Tăng men ALT có thể xảy ra khoảng 25% trường hợp sau khi ngưng lamivudin. Điều này thường xảy ra trong vòng 4 tháng đầu tiên, men gan thường trở về bình thường mà không cần can thiệp điều trị, nhưng có thể xem xét việc điều trị lại bằng lamivudin. Như vậy trường hợp của bạn cần có ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có dùng tiếp hay ngừng thuốc.
Hỏi: Con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B ?
Đáp:
- Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
- Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
- Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
- Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B."Nhiều người mắc bệnh về gan siêu vi B mà không biết hoặc hiểu sai nguyên nhân gây bệnh" Tưởng lây qua đường ăn uống!
Hỏi: Đang bị Viêm gan siêu vi có nên chích ngừa không?
Đáp: Khi bạn đang nhiễm siêu vi gan B thì không chủng ngừa viêm gan siêu vi B được. Trong trường hợp này chủng ngừa không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có lợi gì cho bạn. Bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Chủng ngừa viêm gan siêu vi B chỉ dành cho những người không nhiễm, nhằm mục đích tạo ra kháng thể là chất bảo vệ đối với siêu vi gan B để cơ thể không bị viêm gan siêu vi B.
Hỏi: Làm sao để nhận biết có bệnh ?
Đáp: Đa số những người bị nhiễm siêu vi, thậm chí đã bị viêm gan siêu vi tiến triển nhưng vẫn không hề hay biết mình bị bệnh vì viêm gan siêu vi có thể diễn tiến âm thầm không triệu chứng hay biểu hiện với các triệu chứng không đặc hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói... Chỉ một số ít có triệu chứng điển hình: vàng da, vàng mắt, đau âm ỉ ở hạ sườn phải, tiểu ít và sậm màu...
Tùy theo loại siêu vi, viêm gan có thể hồi phục hoàn toàn hay diễn tiến thành mạn tính, một số có thể phát triển thành viêm gan tối cấp với tỉ lệ tử vong lên đến 90%.
Để xác định mình có bị viêm gan siêu vi hay không hoặc có là người lành mang siêu vi hay không, cách tốt nhất là đến khám chuyên khoa gan, nhất là những người có người thân đã được phát hiện bị viêm gan siêu vi hay là người lành mang siêu vi. Một số xét nghiệm có thể góp phần chẩn đoán bệnh về gan siêu vi:
Chỉ điểm siêu vi: A, B, C, D, E, F và G.
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan: SGOT, SGPT, gGT
Siêu âm gan.
Hỏi: Khi biết nhiễm bệnh gan siêu vi phải làm gì?
Đáp: Người lành mang siêu vi: thường không cần điều trị, chỉ nên theo dõi định kỳ 6 tháng / lần. Lưu ý là những người này vẫn có khả nang lây truyền siêu vi cho người khác, nên có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Viêm gan siêu vi:Chủ yếu là nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng. Một số thuốc đặc trị hiện đang được sử dụng: Lamivudine, Adefovir Dipivoxil, Emtricitabine (FTC), Tenofovir Disoproxil Fumarate, Entecavir, Per-interferon… với viêm gan siêu vi B; Ribavirin, Per-interferon… với viêm gan siêu vi C.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Gan nhiễm mỡ có thể dẫn tới tử vong

Gan nhiễm mỡ là bệnh bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căn bệnh này càng phổ biến, nhất là ở những người nghiện rượu, thể trạng béo phì, tiểu đường, dùng corticoid kéo dài, ăn uống bất hợp lý và ít vận động...
Gan nhiễm mỡ được hiểu đơn giản là chứng bệnh dư thừa lượng mỡ tích tụ trong tế bào gan. Cụ thể là do quá trình chuyển hóa acid béo tại gan bị rối loạn dẫn đến giảm sự thải mỡ ở gan và hậu quả là tăng nhiễm mỡ gan. Thông thường, bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh được tiến hành những xét nghiệm máu, siêu âm hay sinh thiết tế bào gan; hoặc chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, người bệnh có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan do bao gan căng ra.
Theo thống kê từ các ca dieu tri gan nhiem mo thì các bệnh nhân thường có tiền sử như nghiện rượu, tiểu đường, béo phì, thiếu máu, ở người bị bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm loét đại tràng, viêm tụy mạn tính, suy gan mạn tính, lao... Ngoài ra, gan nhiễm mỡ còn do nhiễm các độc chất đối với gan như phosphore, carbon tetraclorua, gan nhiễm mỡ cấp tính trên sản phụ, gan nhiễm mỡ vì thiếu dinh dưỡng. Không nhất thiết phải là những người béo phì mới bị gan nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ còn hay gặp ở những người ăn chay trường, ăn uống đạm bạc, suy dinh dưỡng lâu ngày, thiếu các vitamin và protein để tạo thành các chất chuyển hóa cần thiết để đưa chất mỡ ra khỏi gan.
Hiện nay, có quan điểm coi gan nhiem mo là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan, bên cạnh đó cũng có thể hiểu đây là một hiện tượng bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, là hậu quả của nhiều bệnh và đến một lúc nào đó sẽ thành một bệnh thật sự, rất dễ dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan. Một kết luận đáng chú ý mà các nhà khoa học là nếu viêm gan do mỡ thì có tới 25% bệnh nhân tiến tới bị xơ gan, với tỷ lệ tử vong khoảng 10%.
Với rất nhiều nguy cơ dễ mắc và có những tiến triển nguy hiểm như vậy thì dù gan nhiễm mỡ được coi là triệu chứng hay bệnh lý thì cũng không nên chủ quan mà phải cần thiết áp dụng những biện pháp phòng tránh kịp thời, điều này hẳn có ý nghĩa rất lớn cho những ai mong muốn một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Tình trạng thâm nhiễm mỡ ở gan xảy ra từ từ do đó bệnh có thể giữ nguyên trong nhiều năm hoặc đột nhiên tiến triển thành xơ gan với hậu quả khó tránh khỏi là tử vong. Gan nhiễm mỡ đa số là mạn tính, biểu hiện lâm sàng và mức độ gan nhiễm mỡ có quan hệ mật thiết với nhau. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ (hàm lượng mỡ chiếm từ 5% đến 10% trọng lượng gan) có thể không có triệu chứng lâm sàng mà người bệnh tự cảm thấy được. Còn mức độ vừa hay nặng (hàm lượng mỡ từ 10% đến 30%) thì có những biểu hiện như chán ăn, buồn nôn, nôn, trướng bụng. Những người ở thể nặng còn bị chứng vàng da, cổ trướng. Và khi được tiến hành các xét nghiệm máu thì các chỉ số chức năng gan như aminotransferase và alkaline phosphatase huyết thanh tăng nhẹ.
Những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do những nguyên nhân khác nhau thì cũng có kèm theo những triệu chứng đặc trưng của những nguyên nhân đó. Ở các bệnh nhân tiểu đường và béo phì, các triệu chứng thường không rõ rệt, trừ việc gan to và hơi tức vùng gan, xét nghiệm cho thấy chức năng gan bình thường hoặc tăng nhẹ men gan. Gan nhiễm mỡ cấp do ăn uống quá tải hay gây đau tức vùng gan, lượng mỡ máu cao. Những người nghiện rượu có thể bị gan nhiễm mỡ cấp sau một bữa rượu qua chén thường đau vùng thượng vị phải cùng với các dấu hiệu đau do tắc mật. Nếu bị gan nhiễm mỡ cấp (thường gặp khi thai nghén) kèm theo vàng da và suy gan, sẽ có biểu hiện rối loạn tâm thần, xét nghiệm thấy men gan và bilirubin tăng.
Sự thâm nhiễm mỡ ở gan kéo dài làm giảm oxy hóa acid béo ở gan, tế bào gan bị hủy hoại, chức năng gan suy giảm. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ như xơ gan, thậm chí là ung thư gan…Vì vậy, mỗi người chúng ta nên có thói quen khám sức khoẻ định kỳ và nếu thấy mình có những triệu chứng như đã nói ở trên thì cần làm xét nghiệm máu để có chẩn đoán chính xác, kịp thời phòng tránh và dieu tri gan nhiem mo.
Theo các thông tin y tế, tỉ lệ bệnh nhân điều trị liên quan đến gan nhiễm mỡ đang có xu hướng tăng nhanh. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những cách phòng và điều trị gan nhiễm mỡ từ kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia y tế. Để phòng bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, bỏ rượu. Tập luyện thể dục thường xuyên, trong chế độ ăn nên tăng rau tươi, hoa quả, không nên ăn nhiều mỡ, đường và các phủ tạng động vật. Tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn tăng đạm thực vật, cá và nhiều vitamin. Kiêng hoặc tạm ngưng uống bia rượu là việc đầu tiên nên làm nhất là gan chưa bị ứ đọng nhiều và những người xơ gan nặng.
Ăn uống hợp lý, không nên ăn chuyên một loại thức ăn nào đó để phòng ngừa thiếu dưỡng chất. Không nên nhịn ăn giảm béo một cách không khoa học, vì giảm béo dễ dẫn đến chán ăn, là điều kiện để hình thành bệnh gan nhiễm mỡ. Muốn giảm béo khoa học phải kết hợp giữa ăn uống với vận động thích hợp để giảm mỡ dần dần, nếu mỗi tháng giảm 5 kg thì nguy cơ gan nhiem mo là rất lớn.
Nghiên cứu của Tổ chức Liver Foundation (Mỹ) cho thấy mặc dù chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu gan nhiem mo, nhưng nếu được chẩn đoán và có một số trị liệu thích hợp có thể giúp giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, phục hồi tế bào gan.

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm viêm gan man tính

Người bị bệnh gan mạn tính, ngoài dùng thuốc điều trị, chế độ ăn hợp lý có vai trò quan trọng trong việc phục hồi, cải thiện chức năng gan.
Nguyên tắc dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
Đảm bảo năng lượng: 1.800 - 1.900 kcal/ngày, trong đó:
- Chất đạm: 1 - 1,5g/kg thể trọng.
- Chất béo: 15 - 20%.
- Chất bột đường: 300 - 400g/ngày.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
Chế độ dinh dưỡng
Chất bột đường: tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
Chất béo:
Nên ăn những món hấp, luộc.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
Protein (chất đạm):
1 - 1,5 g/kg/ngày.
Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất:
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...). Trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
Chất sắt: nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon. Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.Sữa: nên dùng khoảng 1 - 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể (sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật), không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem. Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
Cần tránh: những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Viêm gan B âm tính có cần tiêm phòng lại

Con trai em đã tiêm đủ 3 mũi văcxin phòng viem gan B, nay bé được 3 tuổi, em đi thử kháng thể viêm gan B cho bé ra kết quả âm tính. Vậy em có phải tiêm ngừa lại hay không? Cảm ơn bác sĩ.
(Minh Hợi)


Trả lời:
Thông thường để biết được văcxin bệnh gan B có đáp ứng miễn dịch hay không sau tiêm loạt 3 mũi lúc dưới 1 tuổi cần xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm 1 tháng. Trường hợp của bé đến 3 tuổi mới xét nghiệm kiểm tra và không có kháng thể (kết quả âm tính) thì có 2 khả năng xảy ra:
1. Trẻ sau tiêm đã có kháng thể nhưng đến thời điểm này lượng kháng thể đã giảm dưới ngưỡng phát hiện.
2. Trẻ sau tiêm do cơ địa không đáp ứng kháng thể với vắcxin viêm gan B (có khoảng 5% người có cơ địa như vậy trong thực tế).
Nhằm đảm bảo khả năng phòng bệnh viêm gan B cho cháu, bạn có thể lặp lại liều tiêm văcxin viêm gan B đơn liều với 3 mũi và sau mũi cuối cùng 1 tháng kiểm tra kháng thể lại lần nữa. Nếu có kháng thể thì tốt, nếu vẫn không có kháng thể tức là cơ địa không đáp ứng với vắcxin viêm gan B và không cần tiêm văcxin nữa.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Bài thuốc chữa bệnh gan mạn

Bệnh gan mạn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp (viêm gan siêu vi, viêm gan nhiễm độc); sau khi mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sự giảm sút chức năng gan, thoái hóa tế bào gan và các rối loạn về tiêu hóa, cơn đau vùng gan, vàng da, tiêu chảy hay táo bón, chậm tiêu, chán ăn.
Nguyên nhân theo y học cổ truyền là do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, ảnh hưởng tới âm huyết hoặc tân dịch, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ thể. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh:
Thể can nhiệt tỳ thấp: viêm gan có vàng da kéo dài (Đông y gọi là âm hoàng). Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2:
Nhân trần ngũ linh tán gia giảm: nhân trần 20g, bạch truật 12g, sa tiền, đẳng sâm 16g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, bạch đậu khấu 8g, kim ngân 16g, mộc thông 12g, nhân trần 20g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can uất tỳ hư, khí trệ: Hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạng sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép chữa là sơ can kiện tỳ lý khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Sài hồ sơ can thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, chỉ thực 6g, xuyên khung 8g, hậu phác 6g, cam thảo 6g, đương quy 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Sài thược lục quân thang: bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, trần bì 6g, bán hạ 6g, sài hồ 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Tiêu dao tán gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, gừng sống 2g, uất kim 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mạch môn là vị thuốc trị viêm gan mạn thể can âm bị thương tổn.
Thể can âm bị thương tổn:
Người bệnh có biểu hiện đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác. Phép chữa là tư âm dưỡng can. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: sa sâm 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, huyết dụ 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, hà thủ ô 12g, tang thầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nhất quán tiễn gia giảm: sa sâm 12g, sinh địa 12g, nữ trinh tử 12g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu mất ngủ gia toan táo nhân 10g; sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g.
Thể khí trệ huyết ứ: Hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác. Phép chữa la sơ can lý khí hoạt huyết. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: kê huyết đằng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, uất kim 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, chỉ xác 8g, sinh địa 12g, mẫu lệ 16g, quy bản 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tứ vật đào hồng gia giảm: bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, diên hồ sách 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu lách to gia tam lăng 12g, nga truật 12g, mẫu lệ 20g, mai ba ba 20g.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Bệnh nhân viêm gan B có bị gầy yếu đi không

Gan là cơ quan giải độc và trao đổi chất lớn nhất cơ thể: đường, protein, chất béo, hợp chất carbonhydrates có tác dụng quan trọng trong trao đổi chất, đồng thời cũng có vai trò quan trọng trong bài tiết và chuyển hóa, khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bình thường của vật chất, thời gian dài sẽ dẫn đến kém ăn, buồn nôn sợ đồ dầu mỡ, lâu ngày dẫn đến cơ thể gầy yếu đi.
Vậy thì bệnh viem gan B có khiến cho cơ thể gầy yếu đi không?
Khi phát hiện ra benh viem gan B, gan của bệnh nhân sẽ chịu tổn thương vì các nhân tố gây ra bệnh, từ đó dẫn đến hiện tượng cơ thể gầy yếu đi, khi bị bệnh gan cơ thể có gầy yếu đi. Bình thường khi bệnh nhân gầy yếu đi tức là bệnh đã có thay đổi, cần sớm đến các cơ sở chính quy điều trị. Bệnh nhân không được tùy tiện uống thuốc tránh tác dụng phụ.
Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng không nên ăn những chất quá béo cay, nên ăn nhiều những chất có lợi cho gan, tránh xa những chất có hại cho gan như rượu thuốc, đồng thời luôn lạc quan, tránh kích động.
Công nghệ Ozone hay còn gọi là liệu pháp ozone (O3) là phương pháp điều trị tiên tiến nhất trên thế giới, là phương pháp dùng dòng điện xung tần số thấp để tạo ra ô xi, kích hoạt các tế bào trong máu, đồng thời thông qua lưu chuyển của dòng máu từ đó kích hoạt hàng loạt các đáp ứng miễn dịch của cơ thể, tăng cường chức năng của tế bào T sát thương (CD4+, CD8+), và các nguyên tố kháng virus khác để tiêu diệt và loại bỏ virus viêm gan.
Phương pháp trị liệu này được biết đến là “an toàn trong điều trị viêm gan B, hiệu quả trong điều trị kháng virus”. Công nghệ này không những mang lại hiệu quả vô cùng to lớn mà chi phí điều trị lại không cao.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Đối phó với bệnh gan nhiễm mỡ không khó

Bệnh gan nhiem mo có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng. Hãy tự bảo vệ mình khỏi tình trạng này ngay từ bây giờ nhé.
1. Cố gắng viết nhật ký ăn uống
Nhật ký chế độ ăn uống bao gồm các nội dung như thời gian ăn, chủng loại, số lượng và phương pháp nấu nướng. Nhật ký ăn uống không chỉ là một sự thôi thúc đối với người bệnh, cũng là cách tốt để bác sỹ hiểu được tình trạng ăn uống của người bệnh, nhằm điều chỉnh phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống khoa học là cách phòng bệnh tốt nhất
2. Tập trung kiểm soát bữa tối
Từ bỏ những thói quen xấu như ăn đêm, ăn vặt và ăn đồ ngọt, nên ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ. Trong bữa ăn cần cân đối rau quả và các chất đạm như các loại thịt, mà nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu.
3. Hạn chế chất béo, đường và muối
Việc ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều muối trong thời gian dài như uống nước chứa đường, ăn đồ chiên rán, đồ bảo quản là hung thủ gây ra gan nhiễm mỡ. Đối với những người gan nhiễm mỡ, cố gắng giảm thiểu hoặc tránh nạp các thực phẩm nói trên là điều cần phải làm.
4. Giảm tần suất đi ăn bên ngoài
Cố gắng giảm tần suất ra ngoài ăn, trên bàn ăn phải tránh ăn quá nhiều đồ chiên rán, thịt mỡ hoặc các món điểm tâm. Đặc biệt, cần tránh các loại thức ăn nhanh, hãy thay các món chiên xào bằng những món nướng, luộc.
5. Dieu tri gan nhiem mo bằng cách cai rượu, bia
Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục mà không cần đến một loại thuốc nào nếu ngưng uống rượu bia hoàn toàn. Do đó, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng phải cai hẳn rượu, bia; Còn những người ở thể nhẹ chỉ có thể uống một ít vừa phải, mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần 50ml.
Rượu bia là những tác nhân tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
6. Nên ăn nhiều chất xơ
Nên ăn nhiều rau, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt… để đẩy lùi nguy cơ gan nhiễm mỡ. Các loại thức ăn không chứa năng lượng như tảo, rong biển, nấm cũng rất tốt với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
7. Giảm cân
Giảm cân là biện pháp tốt để cải thiện gan nhiễm mỡ. Mục tiêu ban đầu nên làm giảm 10% cân nặng. Nên giảm từ từ khoảng 0,5 kg đến 1 kg mỗi tuần. Đừng vì lo lắng quá mà nôn nóng điều trị đến mức nhịn ăn luôn. Nhịn ăn thường xuyên sẽ làm cơ thể mệt mỏi và thường có xu hướng ăn bù vào những ngày tiếp theo.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần vận động để giảm cân hiệu quả hơn bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội, thể dục thẩm mỹ… để tiêu bớt lượng mỡ thừa và tăng cường cơ bắp cho cơ thể.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Những điều nên biết về bệnh viêm gan

Tỉ lệ bị bệnh viêm gan B và C ở người Việt và châu Á rất cao. Viêm gan B là 16% và viêm gan C là 10%. Có thể còn cao hơn vì nhiều người không đi thử.
Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao gấp 13 lần người Mỹ trắng (người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần).
Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người có bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.
Viêm gan B cũng gây ra cái chết vì chai gan hay viêm gan cấp tính.
Những người bị nhiễm viêm gan B khi còn thơ ấu hay lúc lọt lòng mẹ, có tỉ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở tuổi trẻ.
Hiện thời có thuốc để chữa viem gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành của các thuốc này còn thấp, chỉ dưới 20%. Do đó khoa học tiếp tục nghiên cứu nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.
Tiêm phòng viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan vì siêu vi B và ung thư gan.
Các trẻ em sinh ở Mỹ trong vòng 20 năm qua đều đã được tiêm phòng viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp 7 cũng phải được tiêm phòng siêu vi B. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em chưa được tiêm phòng.
Viêm gan C thường mạn tính và thường 20 - 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.
Người bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường thì phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.
Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc tiêm và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.
Chưa có thuốc tiêm phòng cho viêm gan C.
 Cả viêm gan B và C đều truyền qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim tiêm, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng... của người bệnh. Sự giao hợp nam nữ cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này vì tất cả máu đều đã được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV.
Ăn cùng mâm cùng bát đũa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đã bị viêm gan B hay C thì gan có thể sẽ bị yếu đi gây thêm thương tích cho gan.
Uống rượu khi đã bị viêm gan B hay C có thể càng làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. Vì vậy, nếu muốn uống rượu, chỉ nên uống vừa phải nếu gan tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là bị siêu vi B hay C, tuyệt đối không nên uống rượu. Nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C là do uống nhiều rượu.
Những điều nên làm để phòng ngừa
Mọi người nên thử máu để xem có bị viêm gan B hay viêm gan siêu vi C không? Ngoài ra cũng nên thử xem đã miễn nhiễm viêm gan A và B hay chưa? Xin hỏi bác sĩ để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.
Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, tức là đã bị viêm gan B.
Trong trường hợp viêm gan B cần theo dõi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa?
Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, thì phải xem Hepatitis B surface antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không? Nếu trên 10, có nghĩa là đã được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, cần được tiêm phòng viêm gan B.
Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, có thể đã bị viêm gan C, chứ không có nghĩa là đã được miễn nhiễm đâu. Nên gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan còn tốt không và có phải chữa trị hay không?
Nếu đã bị chai gan vì bất cứ lí do nào, cần được theo dõi kĩ, được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu sáu tháng/ lần và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho không thấy có triệu chứng gì cả.
Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody của viêm gan A, thì chưa miễn nhiễm viêm gan A, nên nghĩ đến chuyện tiêm phòng, nhất là người đã bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư hại thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên tiêm phòng nếu đi đến vùng có dịch.
Nên nhớ chưa có thuốc tiêm phòng viêm gan C. Do đó, nếu đã miễn nhiễm siêu vi A và B vẫn có thể bị nhiễm siêu vi C. Tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu chung. Hãy dùng kim mới để tiêm, châm cứu, hay lễ giác, dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gió.
Hãy sử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ tình dục với nhiều người.
Tránh uống rượu. Nếu đã bị viêm gan B hay C rồi thì tuyệt đối không uống rượu, bia.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Bệnh viêm gan A là gì?

Bệnh viêm gan A là gì?
Bệnh viêm gan A là căn bệnh viêm gan do siêu vi viêm gan A (HAV) gây ra.
Các triệu chứng của bệnh viem gan A là gì?
- Một số người có các triệu chứng rất nghiêm trọng còn những người khác lại hoàn toàn không có triệu chứng gì.
- Trẻ em thường không có triệu chứng gì.
- Nếu có các triệu chứng, bệnh thường khởi phát bất ngờ và bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn.
- Triệu chứng nước tiểu xậm màu (màu nước trà hoặc cola), phân nhạt màu,và da hoặc mắt vàng (bệnh vàng da) có thể xuất hiện sau vài ngày.
- Bệnh vàng da, hoàng đản thường hay xảy ra ở người lớn hơn là ở trẻ em.
Ai mắc benh viem gan A?
Bất kỳ người nào ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh viêm gan A. Nhiều người không biết mình mắc bệnh viêm gan A là do đâu. Những người dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A là:
- Những người trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Sinh hoạt tình dục với người mắc bệnh.
- Những người, đặc biệt là trẻ em, cư ngụ trong các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao hơn những nơi khác.
- Những người du hành tới các quốc gia thường gặp bệnh viêm gan A.
- Nam giới sinh hoạt tình dục với nam giới.
- Những người chích ma túy và dùng ma túy không thuộc dạng chích.
Bệnh viêm gan A sẽ được chữa khỏi dứt điểm khi bạn được chữa bệnh kịp thời
Bệnh viêm gan A có rất nhiều triệu chứng và có rất nhiều người ở mọi lứa tuổi có thể mắc phải căn bệnh này, Nhưng nếu so sánh với viêm gan B thì bệnh viêm gan A ở mức độ nhẹ và dễ điều trị hơn.Dấu hiệu của bệnh viêm gan A biểu hiện cũng không rõ ràng như viêm gan B vì vậy khi phát hiện ra bệnh bạn phải điều trị kịp thời.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

U gan bẩm sinh và gan nhiễm mỡ có nguy hiểm

Hỏi:Tôi năm nay 33 tuổi, đi siêu âm được chẩn đoán là u mạch thể hang, kết luận của bác sĩ: U mạch gan bẩm sinh, gan nhiễm mỡ. Vậy tôi phải làm gì để xác định được u lành hay ác tính, có nghiêm trọng hay không? (Nguyễn Thị Hồng - Hà Nội)
Đáp: U mạch ở gan hay u máu (Hemangiome) là một loại u lành tính, tiến triển chậm và hầu như không có biến chứng gì, do vậy về cơ bản không cần điều trị, chỉ can thiệp khi có biến chứng vỡ nang, xuất huyết trong u…
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý mà trong tế bào gan hiển thị những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị tốt sẽ diễn biến từ gan nhiễm mỡ sang viêm gan do mỡ, có thể dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan.
Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ có thể phân thành nhiều loại: gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng, do chất hóa học, do nội tiết, do virus, do di truyền, do miễn dịch, do thuốc… Cụ thể:
- Thành phần thức ăn không hợp lý: ăn nhiều chất béo và mỡ động vật, ăn quá nhiều đường; hay thói quen ăn uống không tốt như ăn quá nhiều, ăn vặt, ăn khuya… là điều kiện dễ phát sinh béo phì và gan nhiễm mỡ.
- Ngồi nhiều, ít hoạt động dẫn đến tăng tổng hợp chất béo dự trữ; hay tinh thần sa sút, sinh hoạt không điều độ… là những nhân tố nguy hiểm dẫn đến gan nhiem mo.
- Di truyền: trong gia đình nếu có tiền sử béo phì, tiểu đường, chứng tăng mỡ máu và gan nhiễm mỡ thì tỷ lệ phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ sẽ cao hơn.
- Các yếu tố khác dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ là: uống quá nhiều rượu, lạm dụng thuốc chữa bệnh như prednisolon, tetracycline, các thuốc chống ung thư như methotrexate, do viêm gan siêu vi B, C… và nhiễm các chất hóa học có thể gây độc cho gan do phải tiếp xúc thường xuyên.
Chữa trị: Bệnh gan nhiễm mỡ cần được điều trị và theo dõi trong một thời gian dài. Xu hướng hiện nay vẫn là điều trị tổng hợp và phòng bệnh là chính, trong đó điều trị nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ là quan trọng nhất. Ví dụ gan nhiễm mỡ do rượu thì phải bỏ rượu, do tăng mỡ trong máu thì phải điều trị bệnh tăng mỡ máu, điều trị bệnh tiểu đường...

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Bỏ bữa ăn sáng
Bữa sáng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn cho hơi thở. Các bữa ăn sáng giúp tăng tiết nước bọt trong miệng và lưỡi, làm sạch các vi khuẩn gây mùi hôi.
Vấn đề về gan
Vấn đề về gan như hội chứng gan nhiễm mỡ hoặc vàng da cũng có thể làm cho miệng có mùi hôi. Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa chất béo và khi nó làm việc không hiệu quả thì số lượng vi khuẩn trong miệng tăng.
Hơi thở có mùi cũng là biểu hiện của một số bệnh - Ảnh minh họa: Shutterstock
Loét miệng
Loét miệng là do tổn thương ở khoang miệng, thường khiến miệng có mùi do nhiễm trùng và do sự hình thành của mủ.
Chảy máu nướu răng
Nếu bạn bị chảy máu ở nướu răng, đôi khi máu sẽ tích tụ trong miệng gây hôi.
Nhiễm trùng cổ họng
Khi bạn bị nhiễm trùng cổ họng, các vi khuẩn có thể phá vỡ các tế bào của đường phế quản và sản xuất chất nhầy có mùi hôi.
Uống rượu
Uống quá nhiều rượu làm khô tuyến nước bọt. Nước bọt thường đóng vai trò như một phương tiện tẩy vi khuẩn có mùi trong miệng. Trong trường hợp miệng không có đủ nước bọt, chúng ta có thể có hơi thở hôi.
Ngưng thở khi ngủ
Những người bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ không thể thở bằng mũi khi nằm ngửa. Vì vậy, họ phải thở bằng miệng. Khi ấy, không khí sẽ làm khô nước bọt trong miệng và gây ra mùi hôi.
Thuốc
Một số loại thuốc làm khô miệng. Thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và thậm chí cả thuốc lợi tiểu cũng làm khô miệng. Khô miệng là một trong những nguyên nhân khiến miệng có mùi.