Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Uống thuốc nam bắc có chữa khỏi benh gan B

Một số người khi bị mắc virus benh gan B thường tìm đến thuốc nam hoặc thuốc bắc để điều trị vì tin rằng uống những thuốc này có thể khỏi hoàn toàn viêm gan virus B. Điều này thực sự có đúng?
Uống thuốc nam, thuốc bắc chữa khỏi viêm gan B?
Theo TS. BS. Vũ Trường Khanh - Phó trưởng Khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Bạch Mai, đứng trên quan điểm khoa học, cho tới nay chưa có công trình khoa học đáng tin cậy nào cho thấy thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm gan virus B.
Viêm gan virus B cấp tính không cần điều trị gì đặc hiệu sau 3 - 6 tháng 90% số người mắc bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Ở những người viêm gan virus B mạn tính khi dùng thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể cải thiện tình trạng chung như: ăn ngon, ngủ tốt hơn nhưng ngày nay khi các phương tiện xét nghiệm hiện đại cho phép đo được nồng độ virus viêm gan B trong máu cho thấy thực chất virus vẫn nhân lên trong cơ thể và gây tổn thương gan.
Cũng theo TS. BS. Vũ Trường Khanh, bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm chứ không phải bệnh di truyền, tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ, nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.
Viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.
Ở người lớn viêm gan virus B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virus mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.
Hầu hết bệnh nhân bị bệnh gan virus B mạn tính không có biểu hiện ra ngoài mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virus viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh vì vậy trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs.
Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Cà phê có tác dụng bảo vệ gan

Một nghiên cứu mới công bố cho biết sử dụng một lượng càphê phù hợp mỗi ngày có thể giúp bảo vệ cho sức khỏe của gan và ngăn chặn bệnh gan.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Y khoa North Carolina (Mỹ) đăng trên mạng tin "ctvnews.ca" ngày 19/8 cho biết cung cấp một lượng càphê phù hợp mỗi ngày cho cơ thể không chỉ làm giảm các nguy cơ nhiễm mỡ của gan (hay còn gọi là bệnh gan nhiễm mỡ) mà còn có thể làm tăng cường sức khỏe cho gan.
Trên cơ sở nuôi cấy các tế bào ở loài chuột, Tiến sĩ Paul Yen, người đứng đầu nghiên cứu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng càphê đã kích thích việc trao đổi chất sử dụng chất béo (metabolization) được lưu trữ trong các tế bào gan và làm giảm đáng kể lượng mỡ trong gan của những con chuột được cho ăn trong một chế độ ăn giàu chất béo.
Phát triển nghiên cứu, các chuyên gia xác định chính xác rằng nếu cung cấp cho cơ thể một lượng càphê tương đương với bốn tách càphê hoặc trà mỗi ngày có thể sẽ giúp ngăn ngừa và bảo vệ hiệu quả việc chống lại sự tiến triển của gan nhiễm mỡ ở người.
Tiến sĩ Paul Yen cho biết đây là nghiên cứu chi tiết đầu tiên về cơ chế hoạt động của càphê đối với chất béo trong gan và kết quả thu được là rất thú vị, đã "minh oan" tiếng xấu của càphê và trà đối với sức khỏe của con người.
Theo các chuyên gia, trên thế giới hiện có khoảng 70% người mắc bệnh tiểu đường và béo phì được chẩn đoán là gan bị nhiễm mỡ và nguyên nhân chính của bệnh gan nhiễm mỡ không hẳn là do uống rượu quá nhiều.
Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh này ngoại trừ chế độ ăn uống và tập thể dục. Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp ích cho số đông người đang mắc phải căn bệnh nói trên./.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Thai phụ bị nhiễm viêm gan B

Em đi xét nghiệm viem gan B dương tính. Em muốn hỏi sau khi sinh, bé có phải chích thuốc phòng trong vòng 24 giờ?


Chào bạn,
Virut viêm gan B lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: đường máu, tình dục và từ mẹ sang con.
Thai phụ bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây truyền sang thai nhi khoảng 10%, khi nhau thai bị tổn thương, vi khuẩn viêm gan B sẽ chạy sang thai nhi qua nhau thai. Đối với những thai phụ dương tính với vi khuẩn kháng nguyên bề mặt gan B (HBsAg) thì nguy cơ lây truyền cho con lúc đẻ qua ngả âm đạo càng cao.
Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh sẽ vô tình nuốt một lượng lớn nước ối, máu, dịch tiết ra từ âm đạo… bị nhiễm vi khuẩn viêm gan B. Hoặc niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình sinh nở. Đây cũng là một con đường lây nhiễm.
Vì thế, bésau khi sinh phải được chích ngừa 2 mũi: một mũi huyết thanh kháng siêu vi viêm gan-HBIg và một mũi vắcxin để cơ thể tạo kháng thể bảo vệ như Engerix, HBVax...
Bạn đang bước vào những tháng cuối cùng của quá trình thai nghén. Bạn không nên quá lo lắng, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Hãy khám thai định kỳ, nhờ bác sĩ sản khoa trực tiếp khám tư vấn đầy đủ, cụ thể hơn, làm đầy đủ các xét nghiệm trước sinh khi đến thời điểm và chắc chắn là nơi bạn sinh có thể thực hiện tiêm hai mũi phòng lây truyền viêm gan B cho con.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Không phát hiện bất thường vacxin viêm gan B

Ngày 20.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết nguyên nhân 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin virut viêm gan B tại Bệnh viện Hướng Hóa, Quảng Trị đang tiếp tục được cơ quan công an làm rõ.


Theo kết quả xét nghiệm vắc xin viem gan B (cùng lô với vắc xin đã tiêm cho ba trẻ tử vong) do Viện Kiểm định quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế thực hiện không phát hiện vấn đề bất thường về chất lượng. Kết quả cuối cùng về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ còn chờ cơ quan công an công bố nhằm đảm bảo tính khách quan.
Liên quan đến vụ mẹ con sản phụ chết tại Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ, chiều 20.8 bệnh viện này công bố hình thức kỷ luật đối với ê kíp trực hôm xảy ra cái chết của sản phụ Trần Thị Phượng (ấp Trầu Hôi A, xã Thạnh Xuân, H.Châu Thành A, Hậu Giang). Theo đó, bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Minh Nguyệt và thạc sĩ - bác sĩ Lê Thị Thu Vân chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo; nữ hộ sinh Đặng Thị Hạnh và Phan Thị Tố Mai bị khiển trách.

Xem: benh gan sieu vi B| chữa bệnh gan| thuoc giai doc gan| trieu chung viem gan B

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Dùng thuốc chữa bệnh ung thư không rõ nguồn gốc

Chăm chồng chua benh ung thu phổi giai đoạn cuối, bà Kiện đã mua thuốc Đông y không rõ nguồn gốc ngoài chợ về cho cả gia đình uống. Loại thuốc này được đồn đại là có thể "phòng ung thư, trị mất ngủ". Sau khi sắc thuốc uống liên tục gần 20 ngày thì bà phát sốt, vàng da, phải chuyển vào TP HCM nhập viện cấp cứu. Cô con gái 28 tuổi của bà cũng dùng loại thuốc trên để phòng bệnh nhưng do uống ít hơn nên được điều trị tại nhà. Hiện chồng của bà Kiện đã qua đời do bệnh ung thư, còn bà đang được theo dõi tại bệnh viện.


Vì uống "thần dược" phòng ung thư, trị mất ngủ, bệnh nhân 58 tuổi phải nhập viện cấp cứu. Ảnh: Lê Phương
Ths.BS Cao Hoài Tuấn Anh, Phó Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc BV Nhân dân 115 cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vàng da toàn thân, nổi mẩn đỏ khắp người, hơi lơ mơ, sốt trên 38 độ C. Các chỉ số xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị suy gan cấp.
Bên cạnh phương pháp điều trị hỗ trợ gan thông thường, các bác sĩ đã tiến hành thanh lọc huyết tương để thải độc, cứu sống bệnh nhân. Sau 5 ngày tích cực điều trị, hiện dấu hiệu suy gan đã cải thiện, các chỉ số xét nghiệm đã tương đối ổn định nhưng sức khỏe của bệnh nhân vẫn còn yếu.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, bệnh viện từng tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp nguy kịch vì uống các thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.

Thực hiện ca ghép gan thứ 2 ở bệnh việm chợ rẫy

Người được ghép gan là bệnh nhân H.C.T (50 tuổi) bị xơ gan do rượu và virut viêm gan B. Bệnh nhân đã 3 lần bị hôn mê và hiện trong tình trạng suy gan giai đoạn cuối.
Con trai bệnh nhân, anh H.G.T (18 tuổi) là người hiến tặng gan cho cha mình trong ca phẫu thuật này.
Khi thực hiện ca phẫu thuật, sức khỏe của cả người nhận và cho gan đều ổn định.
Các bác sĩ thực hiện ghép gan cho bệnh nhân

Thực hiện ca ghép gan thứ 2 ở bệnh việm chợ rẫy

Được biết, sau khi ca ghép hoàn tất, bệnh nhân sẽ tiếp tục được các bác sĩ theo dõi và điều trị đặc biệt, chống thải ghép để đánh giá phản ứng, sự tiếp nhận của cơ thể bệnh nhân với phần gan mới.
Trước đó (tháng 10.2012), Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ca ghép gan cho người lớn lần đầu tiên ở phía Nam. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi tốt, các chỉ số sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, bệnh nhân đã chuyển biến xấu, bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt và tử vong hai tháng sau khi ghép.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

70% phòng khám ở Bắc Kinh dùng người thiếu năng lực

Đó là kết quả một cuộc khảo sát do Văn phòng Thanh tra Y tế thành phố Bắc Kinh thực hiện được công bố trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 13/8.

Cuộc khảo sát cho thấy gần 60% phòng khám ở Bắc Kinh không có cơ sở khử trùng, khiến bệnh nhân dễ có nguy cơ mắc bệnh viem gan B. Những phòng khám "đen" này, tức những cơ sở không có giấy phép hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn y khoa, gần như không có khả năng bồi thường thiệt hại theo đơn kiện của bệnh nhân.
Cuộc khảo sát đã dẫn đến việc đóng cửa 456 phòng khám, tịch thu 888 thùng thuốc, 735 máy móc cùng khoản tiền mặt 310.000 nhân dân tệ (50.000 USD). Ngoài ra, 20 vụ án hình sự đã được khởi tố và sáu người bị điều tra vì cung cấp dịch vụ y khoa trái phép.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Đau lòng những sinh linh bé nhỏ chết oan

Gần đây, hàng loạt ca tai biến sau tiêm vắcxin đã cướp đi sinh mạng của những sinh linh bé nhỏ. Điều này gây chấn động dư luận, khiến cho nhiều người dân hết sức hoang mang.
Mới nhất là một cháu bé gái ở tỉnh Bình Phước tử vong tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Bình Phước. Bé gái này được sinh mổ nặng2,9kg ngày 3/8 sau khi chào đượ, cháu được tiêm vắcxin phòng ngừa lao. Tuy nhiên ngay trong 24 giờ sau tiêm, cháu liên tục bị nôn ói. Những ngày sau đó, 2 mẹ con chị Linh tiếp tục được chăm sóc tại bệnh viện. Khoảng 2h sáng ngày 7/8, tỉnh giấc giữa đêm, chị Linh hoảng hốt thấy con nằm bất động, tím tái, người lạnh toát. Tiến hành kiểm tra, các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bình Phước xác nhận cháu bé đã tử vong.
Trước đó, vào lúc 6 giờ ngày 21/7, chị Võ Thị Thúy (27 tuổi, ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) sinh bé gái nặng 2,8kg tại Bệnh viện huyện Tuy Phong. 10 giờ cùng ngày, các y tá tiêm vắcxin phòng bệnh viem gan B cho bé. Đến khoảng 23 giờ, bố của cháu phát hiện cháu có dấu hiệu bất thường, liền báo cho ca trực bệnh viện để xử lý, nhưng sau đó cháu đã tử vong. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh cho rằng ít có khả năng bé tử vong do văcxin vì thời gian từ khi tiêm phòng đến lúc mất rất lâu.

Đau lòng những sinh linh bé nhỏ chết oan

Ngày 20/7, ba em bé sơ sinh ở Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đã qua đời chỉ trong khoảng hơn 10 phút sau tiêm văcxin virut viêm gan B. Cả 3 trẻ sơ sinh đề sinh ra cùng một nơi, cùng tử vong sau khi tiêm cùng loại văcxin gây xôn xao dư luận. Theo đánh giá của các chuyên gia đây là sự việc hiếm thấy và đáng lo. Nguyên nhân tử vong vẫn chưa được kết luận chính thức, nhưng các chuyên gia Bộ Y tế tạm khẳng định các cháu bị "sốc phản vệ không rõ nguyên nhân". Được biết, 3 liều văcxin viêm gan B tiêm cho 3 trẻ sơ sinh vào sáng 20/7 thuộc lô vaccine được Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tiếp nhận vào ngày 18/7/2013, được sản xuất vào tháng 9/2012 (hạn sử dụng đến năm 2015) theo chương trình tiêm vaccine mở rộng.
Đối với văcxin 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, benh viem gan sieu vi B và viêm màng não mủ do HIB, nhiều trường hợp tai biến sau khi tiêm loại văcxin này đã gây tử vong ở trẻ.
Tháng 3, một em bé 4 tháng tuổi sống tại TP Đà Lạt đã tử vong do tai biến sau khi tiêm văcxin này. Tiêm phòng xong, bé về nhà sốt cao, gia đình tự cho uống 3 liều paracetamol mà không đưa đến các cơ sở y tế. Cùng đợt tiêm với bé có 5 trường hợp tai biến sau tiêm, rất may đã được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Trước đó, đầu tháng 1, cháu bé 3 tháng tuổi Nguyễn Thanh Long (Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) đã tử vong sau tiêm vắc-xin 5 trong 1 và uống thuốc ngừa bại liệt. Cả ngày hôm tiêm, bé bú bình thường, không sốt. Đến sáng hôm sau, bé bú ít, có biểu hiện lả đi, gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu, 20 phút sau thì bé tử vong. Nguyên nhân trẻ qua đời không được xác định rõ ràng. Gia đình từ chối khám nghiệm tử thi.
Từ ngày 7 đến 12/12/2012, có 3 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin tại Nghệ An. Sau đó, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã cho dừng lô vắc-xin“5 trong 1” Quinvaxem và OPV đã tiêm cho 3 trẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đã gửi mẫu vắc-xin về Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin, sinh phẩm y tế để kiểm định.
Ngày 23/10/2012, một em bé 4 tháng tuổi được mẹ đưa đến trạm y tế Linh Trung, Thủ Đức, tiêm văcxin 5 trong 1. Trước khi tiêm, bé có hiện tượng nghẹt mũi, nhiệt độ cơ thể 36,5 độ C. 30 phút sau tiêm bé không có phản ứng bất thường. 2 giờ sau tiêm, bé uống thuốc hạ sốt, bắt đầu tím tái rồi ngưng tim ngưng thở vài giờ sau đó.
Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng tử vong sau khi tiêm văcxin. Vào tháng 4/2013, một thiếu nữ 18 tuổi đã đến Trung tâm Y tế dự phòng quận 9, TP HCM tiêm văcxin ngừa ung thư cổ tử cung mũi thứ hai. Mũi đầu được tiêm trước đó một tháng. Về nhà, cô gái thấy mệt, buồn ngủ, sau đó nằm bất động trong phòng tắm. Sau khi xem xét lại các quy trình và khám nghiệm tử thi, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP HCM kết luận bệnh nhân qua đời do có lượng propranolol trong máu, dịch dạ dày và nước tiểu cao hơn nồng độ có thể gây chết vì đã dùng thuốc trị tim mạch trước đó.
Thay lời kết
Các trường hợp tử vong sau tiêm văcxin trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Những trường hợp tử vong sau tiêm do trùng hợp ngẫu nhiên với một bệnh lý sẵn có của trẻ đã không được phát hiện trong khám sàng lọc… Đây là một thách thức lớn trong việc sử dụng văcxin phòng bệnh.
Thực tế, tiêm phòng văcxin có lợi ích vô cùng to lớn, theo Cục Y tế dự phòng, khi sử dụng vắcxin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Bệnh nhân viêm gan B đau bụng phải có phải là xơ gan không?

Không biết bệnh nhân viem gan B đau bụng dưới bên phải có phải là đã điễn tiến thành xơ gan có phải không?
Khi bệnh nhân viêm gan B có tổn thương gan, vùng tổn thương này có thể sẽ lan đến các cơ quan khác quanh gan, từ đó xuất hiện đau bụng.
Dưới đây là chi tiết bệnh nhân viêm gan B đay bụng có phải đã diễn tiến thành xơ gan hay không do các bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã tư vấn với bạn đọc.
Bệnh nhân viêm gan B có nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau, bao gôm khó chịu ở gan, đau bụng, tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn…
Vì vậy khi bệnh nhân có những triệu chứng này trong thời gian dài, nên sớm đến bệnh viện để làm xét nghiệm.
Vậy thì bệnh nhân benh viem gan sieu vi B đau bụng dưới bên phải có phải diễn tiến thành xơ gan rồi không?
Gan nằm phía bên phải, một khi các tổn thương ở gan xảy ra thì sẽ xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới bên phải, tuy nhiên đây mới là triệu chứng lâm sàng thông thường. Điều này không có nghĩa là viêm gan B đau bụng dưới bên phải là đã diễn tiến thành xơ gan.
Muốn biết được có phải là xơ gan hay không phải thông qua 1 loạt các xét nghiệm chuyên sâu như kiểm tra 4 hạng mục xơ gan, kiểm tra chức năng gan… thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác được.
Tuy nhiên nếu đau bụng dưới bên phải mà bệnh nhân đã có tiền sử viêm gan B thì nên lập tức đi khám ở các phòng khám bệnh viện chuyên khoa để kịp thời nắm bắt tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị. Bệnh nhân tuyệt đối không được lạm dụng thuốc hay tự ý điều trị mà nên điều trị theo phương pháp khoa học dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay Phòng khám 12 Kim Mã đang trên đà phát triển, chúng tôi không ngừng giao lưu học hỏi về kĩ thuật với nước ngoài, hợp tác với các bệnh viện đầu ngành chuyên khoa gan trong và ngoài nước, với những trang thiết bị chẩn đoán và điều trị tân tiến điều trị viêm gan B, gan xơ hóa, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, viêm gan do thuốc, xơ gan cổ trướng, ung thư gan, đạt được nhiều thành tựu.
Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bạn hãy gọi đến đường dây điện thoại 0437181999 để nghe bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tư vấn miễn phí cho các bạn.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Bệnh viêm gan B ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh viem gan B hiện đang rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay và bệnh này chia làm nhiều loại như: cấp, mãn và thể kéo dài. Tuy mỗi dạng viêm gan B có đặc trưng khác nhau nhưng đều có một số triệu trứng sau:
Đa số các bệnh nhân bị mắc bệnh viêm gan B đều có cảm giác người mệt mỏi, biếng ăn, lười đi lại. Những triệu chứng này tồn tại ở đa số các bệnh viêm gan B và ở những mức độ khác nhau. Nhưng cũng có một số những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng duy nhất đó là người mỏi mệt. Một số biểu hiệu của bệnh nhân viêm gan B đó là hệ tiêu hoá kém đi và nước tiểu vàng ở một số người mắc bệnh viêm gan B.
Người Việt Nam bị mắc bệnh viêm gan B đa số là do việc ăn uống không được đảm bảo vệ sinh an toàn và lối sống thiếu lành mạnh.
Bệnh viêm gan B ảnh hưởng như thế nào?
Có rất nhiều người tuy đã bị mắc benh viem gan sieu vi B mãn tính nhưng lại không có triệu chứng gì khác thường và vẫn sinh haotj như người bình thường. Nhưng lại có một số người bị tổn thương gan nặng do bệnh viêm gan B vì hõ đã mắc bệnh lâu năm. Có khoảng ¼ người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng thì bệnh viêm gan B có thể gây suy gan thậm chí là ung thư gan.
Như chúng ta đã biết
Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm và lây truyền do máu, điều này có nghĩa là trong cơ thể người bệnh thì máu và chất dịch có chứa siêu vi gây bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch của cơ thể người nhiễm viêm gan B xâm nhập vào cơ thể của 1 người khác qua vết cắt hoặc chỗ hở sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B.
HBV là virus viêm gan B sống rất da thậm chí còn có thể sống trong cả máu khô nhiều ngày liên tục. Vì vậy bạn sẽ rất dễ bị lây nhiễm HBV nếu sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp bảo vệ với người đã nhiễm bệnh hoặc để máu và chất dịch có chứa HBV tiếp xúc với cơ thể hoặc vết thương hở. Những em bé sinh ra đã có mẹ bị mắc bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh vì em bé phải tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.
HBV cũng rất dễ lây lan qua các dụng cụ y tế như bơm kim tiêm đã sử dụng nhiều lần và tiệt trùng không đúng cách. HBV có thể lây lan qua 1 lượng máu nhỏ trong dụng cụ tiêm chích ma tuý.
Các vật dụng như ra cạo dâu, bông tai, bàn chải đánh răng và các dụng cụ để xăm mình khi tiếp xúc với máu có thể làm lây lan siêu vi viêm gan B.
Cách lây chuyền của bệnh viêm gan b
Từ mẹ sang con.
Tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của một người bị nhiễm HBV.
Sống trong gia đình của người nhiễm HBV.
Những vết do người cắn
Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn lau mặt với người bị nhiễm HBV.
Mớm cơm cho bé hoặc nhai chung sing-gum (chewing-gum)
Dùng kim không vô trùng trong châm cứu, xỏ lỗ tai,xâm mình,ráy tai
Dùng một cây kim để tiêm chủng cho nhiều người.
Khi phát hiện mình có nguy cơ viêm gan B thì cần đi khám bác sỹ ngay càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh kéo dài, nếu phát hiện có nguy cơ mắc bệnh hãy đến phòng khám để khám và phòng ngừa bệnh.

Xem: benh gan sieu vi B| trieu chung viem gan B| thuoc giai doc gan| virut viêm gan B

Bài thuốc chữa bệnh gan hiệu quả

Bài thuoc giai doc gan hiệu quả
Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều bai thuoc chua benh gan quý từ cỏ cây, hoa trái giúp giải độc và điều trị các bệnh về gan, viêm gan siêu vi đặc biệt là bệnh gan do rượu.
Lá gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Tất cả các chất vào cơ thể đều qua gan vào máu và đến các nơi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người mang những nguy cơ mắc bệnh về gan vì nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do uống quá nhiều rượu.
Theo lý giải của các bác sĩ, sở dĩ như vậy là vì sau khi hấp thu, phần lớn rượu được chuyển hóa ở gan. Do đó, nếu uống rượu với số lượng quá nhiều, gan sẽ không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa giải độc rượu. Hậu quả là rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng, trong đó gan là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Điển hình cho các căn bệnh về gan là xơ gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm gan, ung thư gan, viêm gan siêu vi .
Điều đáng nói là diễn tiến của bệnh gan thường kéo dài. Giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không để ý, đến khi có dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, bụng to, chân phù, chảy máu… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị. Do vậy, theo lời khuyên của các bác sĩ, những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ. Tốt nhất, để phòng ngừa các tổn thương ở gan do rượu bạn nên hạn chế uống rượu bia, đồng thời kết hợp ứng dụng các phương thức hiệu quả từ tự nhiên.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Giao, nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có rất nhiều cây cối, hoa quả, trong đó có những hệ enzyme rất tốt cho cơ thể. Ngoài các vitamin, các chất xơ thì nó còn có cá hệ enzyme giúp bảo vệ cơ thể.
Có thể kể đến trong số này có tổng hợp Papain từ đu đủ, Alicin từ bột tỏi, củ cải cùng Pluriamin được thủy phân từ nhộng tằm tạo nên hợp chất hữu ích Naturens, cung cấp acid amin cần thiết cho cơ thế, ngăn ngừa tiền ung thư gan.
Tác dụng cụ thể của "thuoc giai doc gan" hoa quả
- Tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư cùng các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol và giảm huyết áp.
- Gấc dùng để nấu xôi vừa ngon, đẹp lại nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt, gấc chứa nhiều betacaronten, là tiền sinh tố vitamin A, có lợi cho mắt. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa vitamin E, hữu hiệu để chống sạm da, khô da, rụng tóc.
- Quả trứng gà hay còn gọi là lêkima cũng là một loại trái cây có chứa nhiều carotene, vitamin B3 và các nhóm vitamin B khác, có khả năng chống lão hóa. Đặc biệt tinh dầu chiết xuất từ hạt lêkima còn có khả năng làm lành vết thương.
- Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết, lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.
- Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt, có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Nếu bị say, uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh tỉnh rượu

Xem: benh viem gan sieu vi B| virut viêm gan B| trieu chung viem gan B| benh gan sieu vi B

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Làm gì khi bị bệnh gan nhiễm mỡ

Cuộc sống bận rộn, thói quen ăn uống bừa bãi và ít vận động không chỉ làm cho nhiều người thừa cân, béo phì mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ? Vậy làm gì khi bạn bị gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ thực chất là một biểu hiện của việc tích lũy quá nhiều lượng mỡ ở gan. Gọi gan nhiễm mỡ hay thoái hóa mỡ gan khi sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ diễn tiến âm thầm, đôi khi không có triệu chứng và bệnh thường được phát hiện rất tình cờ. Người bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ xơ cứng gan, ung thư gan cao gấp 150 lần bình thường.
Thực tế, gan nhiễm mỡ là bệnh mà nhiều người mắc phải đặc biệt là những người béo phì, uống rượu nhiều,…tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh.
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng
Trước đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra bệnh gan nhiễm mỡ ở người uống nhiều rượu bia, người thừa cân béo phì và xếp những người này vào nhóm nguy cơ cao. Chính vì thế, rất nhiều người lầm tưởng rằng cơ thể gầy thì không mắc các loại bệnh nhiễm mỡ như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
Nhiều người nghĩ rằng người béo thì thừa nhiều mỡ nên mỡ lan vào gan gây ra bệnh. Thực chất mỡ thừa ở người béo chỉ tích tụ vào xung quanh lá gan, bám vào bề mặt gan. Gần đây những trường hợp mắc bệnh ở người gầy càng nhiều. Bệnh gan nhiễm mỡ chủ yếu do rối loạn chuyển hóa tế bào gan gây ra.
Một số người phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách ăn chay. Tuy nhiên, thực tế thực phẩm chay sẽ làm cho cơ thể dung nạp quá ít chất béo, chất béo trong cơ thể phân giải quá nhiều không những không thể chữa trị gan nhiễm mỡ mà còn làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, người ăn chay dung nạp không đủ protein còn hợp thành protein chất béo chậm, chất béo vận chuyển trở ngại, gan nhiễm mỡ còn nặng thêm.
Một số người lại cho rằng, các loại hoa quả giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ, những chất này đều thúc đẩy chất béo trao đổi. Tuy nhiên, lượng đường trong hoa quả khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn trao đổi của đường, gây ảnh hưởng không tốt cho đường huyết. Trong khi đó, nhiều loại đường trong cơ thể có thể chuyển hóa thành chất béo, làm nặng thêm gan nhiem mo. Do vậy, người bị gan nhiễm mỡ có được ăn nhiều hoa quả hay không, ăn loại hoa quả nào, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào thì tùy thuộc vào tình trạng cơ thể.
Những người bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết sẽ làm hoạt động chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ. Cụ thể là ăn ít hay ăn kiêng quá mức sẽ dẫn đến lượng đường trong máu quá thấp làm tăng phân giải mỡ thành năng lượng cung cấp trong cơ thể. Trong quá trình phân giải mỡ, lượng axit béo đi vào máu quá nhiều làm axit béo tự do trong máu tăng, dẫn đến tích trữ mỡ trong gan. Những người gầy, thiếu protein trong thời gian dài sẽ làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa nên sinh ra gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, những người gầy nhưng bị nhiêm virus viêm gan B, C hoặc dùng thuốc hại cho gan đều có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Làm gì khi gan nhiễm mỡ?
Khám sức khỏe định kỳ: Khi phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ, người bệnh cần được khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh, kịp thời điều trị, đề phòng biến chứng. Đặc biệt là những người bị béo phì, người nghiện rượu, người bị tiểu đường tuýp 2 và những người bị suy dinh dưỡng thì việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, những người bị viêm gan C mãn tính, người bị tăng mỡ máu, người dùng liều cao một số thuốc như corticoides, tetracycline, estrogen cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ.
- Giảm ăn các thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng.
- Hạn chế chất béo, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá). Nên ăn các món ăn luộc, hạn chế các món rán, chiên mỡ, chiên bơ.
- Cân đối bữa ăn, nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu.
- Nên uống sữa, và chỉ nên sử dụng các loại sữa không đường ít béo và tốt nhất là nên ăn sữa chua.
- Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ.
- Hạn chế rượu bia
- Tập luyện thể thao hợp lý kiểm soát cân nặng. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập aerobic mỗi ngày, đi bộ hoặc đi xe đạp.
- Khi dùng thuốc người bệnh cần hỏi bác sĩ về tác dụng gây độc gan của thuốc, và hạn chế tối đa sử dụng các thuốc gây độc cho gan.
Biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ
Thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng: Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu; Lá gan có thể bị sưng to; Một số ít người có thể bị vàng da.
Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi, bệnh không nguy hiểm cho lắm. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn nhiễm phát hiện có sự bất thường và hoạt động loại bỏ những tế bào gan hư hỏng này, bạch huyết cầu sẽ xuất hiện khắp nơi gây ra viêm gan. Viêm lâu ngày sẽ đưa đến xơ rồi chai gan.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ
- Do dinh dưỡng: ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, uống nhiều rượu bia, thói quenngồi nhiều, ít vận động, căng thẳng, di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
- Do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì…
- Do nội tiết, do bệnh tiểu đường…
-Do miễn dịch.
- Do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ…
- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị benh gan sieu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Có nên ngừng chích ngừa viêm gan B

Benh viem gan sieu vi B có phổ biến và nguy hiểm không?
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ VGSV B cao nhất thế giới: 20% (một phần năm dân số). Bệnh này là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan. 25% bệnh nhân mắc phải siêu vi B sẽ đi vào biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do VGSV B.
Ở trẻ em Việt Nam, tỷ lệ bị mắc VGSV B vào khoảng từ 13 – 18%. Chủ yếu các em bị lây nhiễm theo chiều dọc từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ.
Có thể phòng ngừa bệnh VGSV B không?
Tuy nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bằng chích ngừa. Vắcxin có thể ngừa được bệnh trong ít nhất 95% trường hợp. Ở Đài Loan, chỉ 10% sau khi áp dụng tiêm chủng đại trà cho trẻ em, tỷ lệ bé sơ sinh nhiễm bệnh từ 10% đã giảm còn 1%. Đồng thời, tỷ lệ ung thư gan ở trẻ em trong cùng thời điểm giảm gần 50%.
Thiên vương Lưu Đức Hoa, một người mắc bệnh VGSV B, đã được Chính phủ Trung quốc mời sang Hoa lục để cổ súy cho việc chích ngừa VGSV B. Với hiệu quả như vậy, vắcxin benh gan sieu vi B đã được mệnh danh là vắcxin ngừa ung thư đầu tiên của nhân loại.
Miễn dịch với bệnh kéo dài trong bao lâu?
Với phác đồ chuẩn 0, 1, 6 tháng, hiệu quả bảo vệ của vắcxin có thể kéo dài ít nhất 15 năm, thậm chí cả đời. Trừ một số trường hợp đặc biệt, không cần thiết phải theo dõi nồng độ kháng thể để chỉ định tiêm nhắc liều thứ tư. Lý do: cơ chế bảo vệ của vắcxin chủ yếu là qua hệ miễn dịch tế bào, vai trò kháng thể chỉ là thứ yếu. Do đó, tiêm nhắc liều thứ tư sau 5 năm là một tùy chọn, không phải bắt buộc để bảo đảm hiệu quả bảo vệ của vắcxin.
Chủng ngừa có an toàn không?
Có nhiều tranh luận đã nổ ra quanh độ an toàn của vắcxin ngừa bệnh VGSV B. Tuy nhiên, hệ thống thu thập dữ liệu về an toàn thuốc của Hoa Kỳ cho thấy: từ năm 1991 – 1998, có 18 trẻ em tuổi từ 0 đến 28 ngày tử vong sau khi tiêm vắcxin ngừa virut viêm gan B. Phân tích chi tiết nguyên nhân tử vong cho thấy có 12 trường hợp chết do đột tử (sudden infant death syndrome hay SIDS), ba trường hợp do nhiễm trùng, một trường hợp do xuất huyết não, còn lại không rõ nguyên nhân.
Trang thông tin chính thức của trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khẳng định: “kể từ khi áp dụng vào năm 1982, đã có hơn 100 triệu lượt người được chích và hoàn toàn không ghi nhận được tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tác dụng phụ chủ yếu là đau chỗ tiêm chích”
Dựa vào những con số thống kê này, y học hoàn toàn không ghi nhận được trường hợp tử vong nào có liên quan trực tiếp, nhân quả với tiêm ngừa vắcxin VGSV B, nếu nó được bào chế đúng chuẩn, bảo quản đúng quy cách. Vắcxin này tiêm bắp thịt, nên nếu việc tiêm thuốc không đúng quy cách thì bất quá là không gây miễn dịch cho trẻ, không thể làm chết người được. Do đó, vắcxin ngừa VGSV B vẫn được tiếp tục sử dụng ở mức độ chương trình tiêm chủng toàn quốc ở hơn 150 quốc gia (bộ Y tế Mỹ từ năm 1991 đã áp dụng chương trình này cho toàn bộ trẻ sơ sinh).
Thông tin từ y văn và thế giới là vậy! Nhưng như nhiều chuyện đáng buồn khác, tình hình nước ta có những “đặc thù” riêng (?). Với tư cách một thầy thuốc và một người làm cha mẹ, tôi cũng đang chờ câu trả lời minh bạch, trung thực từ bộ Y tế.
Trong lúc chờ đợi, tôi vẫn khuyên bệnh nhân của mình đi chích ngừa VGSV B. Dĩ nhiên, với một loại vắcxin tin cậy (mặc dù chúng không có huy chương hay giải thưởng): Engerix-B (GSK), Recombivax HB (Merck) hay Twinrix (vắcxin phối hợp ngừa VGSV A và B, GSK). Xin đừng trách tôi “sính ngoại”: it nhất, tôi có quyền tin rằng bệnh nhân của mình sẽ không chết thảm, như nhiều em bé vô tội vừa qua.
BS Lê Đình Phương
Ngừng toàn bộ việc tiêm phòng lô vắcxin viêm gan B ở Quảng Trị
Ngày 21.7, sau vụ ba trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi tiêm vắcxin phòng viêm gan B tại bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, Công an Quảng Trị đã vào cuộc tìm nguyên nhân cái chết. Trong khi đó, ông Trần Văn Thành, giám đốc sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, vắcxin tiêm cho ba trẻ sơ sinh nói trên sản xuất tại Việt Nam thuộc lô V-GB 020812E, nhằm phục vụ chương trình Tiêm chủng quốc gia, hoàn toàn miễn phí. Lô vắcxin được sản xuất năm 2012 và có hạn dùng đến năm 2015, do công ty Vắcxin sinh phẩm số 1 sản xuất. Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa vừa tiếp nhận lô vắcxin nói trên chiều 18.7.2013, từ trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị. Trước sự việc này, tỉnh Quảng Trị đã cho niêm phong toàn bộ vỏ vắcxin đã tiêm cho ba trẻ nói trên và niêm phong 29 lọ vắcxin còn lại để gửi cơ quan chức năng. Nói rõ hơn với báo giới, ông Nguyễn Xuân Tường, giám đốc trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trị cho biết, lô vắcxin trên do viện Pasteur Nha Trang – bộ Y tế cung cấp.
Theo lãnh đạo sở Y tế Quảng Trị, ngày 21.7, bộ trưởng bộ Y tế Trần Thị Kim Tiến đã vào đến Quảng Trị. Theo bộ trưởng, nếu đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện Hướng Hóa của kíp trực làm đúng quy trình thì bộ Y tế phải làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp số vắcxin và nguồn gốc lô vắcxin này. Ngược lại, nếu kíp trực tiêm vắcxin viêm gan B không thực hiện đúng theo quy trình thì phải bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Tỉnh Quảng Trị cũng đã giao cơ quan chức năng kiểm tra toàn bộ quy trình chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ trực để xem có sai sót gì không.
Ông Nguyễn Đức Chính, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, nhận định ban đầu từ phía các cơ quan chức năng địa phương qua việc khám nghiệm ban đầu, có thể ba trẻ tử vong do sốc phản vệ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân cuối cùng. Hiện tỉnh Quảng Trị đã thông báo về toàn tuyến y tế cơ sở dừng việc tiêm chủng lô vắcxin nói trên.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Việt Nam chế tạo vacxin dự phòng

Sau sự cố ba trẻ tử vong sau chích ngừa vắcxin viem gan B tại Quảng Trị, TS Nguyễn Đức Thái đã tâm huyết nêu ra sự cần thiết Việt Nam cần sản xuất vắcxin thế hệ mới thay cho các loại vắcxin thế hệ cũ.
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông nói: “Đã đến lúc Việt Nam tiến đến việc sản xuất những sản phẩm vắcxin an toàn hơn mà tiêu biểu là công nghệ vắcxin VLP (virus like particle: VLP) đang là hướng đi mới trên thế giới”.
Thưa ông, vì sao là VLP mà không phải là một công nghệ khác?
Trong công nghệ này, người ta nhân bản (cloning) một số trình tự gen quan trọng của virút để tạo protein tái tổ hợp cho vắcxin, nên tiến trình làm kháng nguyên nhanh và đơn giản. Điểm độc đáo của protein kháng nguyên này là chúng có hình dạng giống một virút nhưng lại không có nhân như các virút dùng trong vắcxin cổ điển. Do không còn nhân (yếu tố di truyền DNA/RNA) của virút, nên vắcxin VLP có tính an toàn cao vì nó gây miễn dịch nhưng không còn tiềm ẩn khả năng lây truyền hay đột biến. VLP có cấu trúc kháng nguyên đặc hiệu và đơn giản hơn so với virút gây bệnh, nên giảm thiểu những kích hoạt miễn dịch không cần thiết có thể dẫn đến nguy cơ cho người được tiêm chủng.
Ngoài ra, vắcxin VLP không dùng trứng để sản xuất như phương pháp cổ điển, vì trứng có thể bị nhiễm và gây dị ứng. Vắcxin VLP thường cũng không cần dùng tá dược hoặc dùng tá dược đặc hiệu nên giảm tối thiểu phản ứng viêm. Vắcxin VLP có thể được tạo ra trong thời gian hai tháng hoặc ngắn hơn, thay vì sáu tháng hay một năm như vắcxin cổ điển. Ưu điểm này rất cần để đáp ứng kịp thời nhu cầu vắcxin trong trường hợp dịch bệnh bùng phát hoặc có sự biến đổi gen rất nhanh của virút. Cần lưu ý đây là thời gian tạo kháng nguyên ở phòng thí nghiệm, các giai đoạn làm thuốc tiêm chủng và thử nghiệm lâm sàng vẫn cần theo tiêu chuẩn quy định, và một khi đã đươc hoàn chỉnh thì có thể ứng dụng nhanh để sản xuất vắcxin. Cuối cùng, vắcxin VLP có giá thành sản xuất thấp, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta…
Việt Nam có thể chế tạo vắcxin thế hệ mới!, Sức khỏe đời sống, viet nam che tao vaccine, viet nam che tao vac xin, che tao vac xin, vac xin the he moi, nghien cuu vac xin, tre chet sau tiem vac xin, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn
Kiểm nghiệm vắcxin trong phòng thí nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắcxin và sinh phẩm y tế (bộ Y tế).
Nhưng có ý kiến cho rằng nghiên cứu vắcxin VLP rất tốn kém và đó là công nghệ rất mới so với Việt Nam?
Cần biết rằng thống kê chi phí nghiên cứu ở nước ngoài thường rất cao vì được tính toán tỉ mỉ. Trường hợp ở Việt nam, chúng ta chỉ chú tâm vào ứng dụng tức làm phần ngọn, nên không gồm các tổn phí chi tiết và lớn lao. Ví dụ, một người bạn của tôi về nước lập hãng, mướn 50 chuyên viên trong nuớc làm việc, nhưng tổng số lương của những người này chỉ bằng lương của 1 – 2 kỹ thuật viên bên Mỹ! Chúng ta không nên quá lo lắng về những con số lý thuyết để đánh mất đi nhiều cơ hội khai thác những tiềm năng khoa học lớn lao ở trong nước. Tôi được biết, riêng TP.HCM hàng năm tốt nghiệp gần 1.000 cử nhân công nghệ sinh học và cũng không thiếu các nhà khoa học trẻ rất hăng say và nhiệt huyết. Hãy nhìn thực tế từ Cuba, một đất nước nghèo hơn chúng ta nhiều, nhưng họ đã làm ra được những vắcxin tầm cỡ thế giới. Điển hình cách đây hai năm, Cuba đã nghiên cứu thành công vắcxin chống ung thư phổi (CIMAVAX-EGF).
Đừng nói cái đó đắt quá hay khó quá chúng ta không làm được. Hiện nay, các tiến bộ của công nghệ sinh học đang rất nhanh và cung cấp cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như phương tiện tham gia và khai triển để ứng dụng cho y tế đất nước. Chẳng hạn để hoàn tất việc giải mã bộ gen người vào năm 2001, thế giới đã cần đến 3 tỉ USD và năm quốc gia hợp lại thực hiện trong vòng mười năm. Bây giờ công việc này chỉ tốn dưới 10.000 USD và mất hai tuần lễ. Người ta tiên đoán, trong vài năm nữa việc giải mã bộ gen một bệnh nhân chỉ còn mất 100 – 500 USD và 24 giờ để có thể tiên liệu các bệnh lý của người đó!
Từ thành công của Cuba, chúng ta có thể rút ra được bài học nào cho Việt Nam?
Đó là bài học về định hướng, tổ chức và nỗ lực. Như chúng ta biết Cuba bị Hoa Kỳ cấm vận, vì thế trong y tế, chính phủ nước này phải tìm kiếm những công nghệ để không phụ thuộc vào nước ngoài. Họ đã nhận ra giá trị của công nghệ sinh học từ rất sớm và phát triển mạnh lĩnh vực này.
Năm 1960, Chính phủ Cuba gửi sáu người ra nước ngoài học tập, dù họ đã không được đến những nước phương Tây tiên tiến như Hoa Kỳ. Khi về nước, những người này đã quyết tâm xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ sinh học và đã tạo nên giá trị nền tảng cho khoa học và y tế Cuba ngày nay, trong đó có công nghệ vắcxin. Việt Nam cần định hướng và đào tạo một đội ngũ khoa học có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về các nghiên cứu miễn dịch học hiện đại. Trên thực tế, sự cố vẫn có thể xảy ra cho vắcxin thế hệ mới, nhưng độ nguy hiểm sẽ thấp hơn và với kiến thức tiêu chuẩn chúng ta sẽ giải quyết và cải tiến tốt đẹp cho các vắcxin khi sự cố xảy ra.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Đi 500 cây số tiêm vacxin viêm gan B cho con

Sau sự cố 3 trẻ sơ sinh ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tử vong sau khi tiêm vắc - xin viem gan B, hàng loạt trẻ ở miền Trung ra đời có mẹ bị viêm gan B đã không được tiêm vắc - xin.
Để chờ kết luận cuối cùng về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), ngày 22/7, Cục Quản lí Dược (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu tạm ngừng tiêm hai lô vắc - xin V-GB 0208112E và V-GB 030812E.

Đi 500 cây số tiêm vacxin viêm gan B cho con

Để an toàn, hầu hết các cơ sở y tế ở Quảng Trị ngừng tiêm vắc - xin cho trẻ sơ sinh ngay sau sự cố, trước khi có công văn tạm ngưng của Cục Quản lí dược cho đến nay. Ngay cả bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu ba (Đồng Hới) cũng không có nguồn vắc - xin thay thế.
Sản phụ Nguyễn Thị Mai Na (SN 1987) ở Gio Linh (Quảng Trị) cho biết: Do nắm thông tin không chính xác, cứ tưởng chỉ ngưng tiêm vắc - xin virut viêm gan B ở Quảng Trị nên chị đã ra Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình để sinh. Tuy nhiên, sau khi sinh (ngày 30/7) thực hiện theo công văn của Cục Quản lí dược, các bác sỹ ở đây đã từ chối tiêm vắc - xin cho con chị, vì sợ tai biến.
Bản thân bị benh gan sieu vi B từ trước, nên ngay sau khi sinh, chị đã nhờ người nhà chạy đôn, chạy đáo tìm nơi tiêm vắc - xin cho con nhưng đều bất thành. Sợ con sau này nhiễm viêm gan B từ mẹ, gia đình chị đã phải thuê xe chạy từ Quảng Bình ra Hà Nội để tiêm vắc - xin viêm gan B cho con.
Theo lãnh đạo ngành Y tế Quảng Bình, vẫn chưa thể biết đến lúc nào thì tiêm vắc - xin viêm gan B trở lại cho trẻ vì vẫn chưa có nguồn vắc - xin bổ sung.

Cần thiết phải tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Sau sự cố ba trẻ sơ sinh chết sau tiêm vắc-xin viem gan B (VGB) tại Bệnh viện Ða khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) một số ý kiến đặt ra vấn đề có nhất thiết nên tiêm vắc-xin này cho trẻ ngay sau sinh hay không.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều chỉ rõ việc tiêm vắc-xin VGB cần được thực hiện càng sớm càng tốt và hiệu quả nhất là trong vòng 24 giờ sau sinh.
Viêm gan B là một bệnh phổ biến và là vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Ước tính khoảng 30% số dân thế giới (1,8 tỷ người) có dấu ấn của nhiễm vi-rút VGB. Trong số này khoảng 350 triệu người có biểu hiện nhiễm vi-rút mãn tính và ít nhất một triệu người chết vì VGB hằng năm. Khoảng 90% số người nhiễm vi-rút VGB mãn tính do nhiễm vi-rút VGB từ khi còn nhỏ, chỉ có 10% trong số trẻ bị nhiễm có biểu hiện lâm sàng. Các tài liệu chính thống từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các nghiên cứu của nhiều tác giả đều có chung kết luận về hậu quả nặng nề của nhiễm vi-rút trong những năm đầu đời nhất là nhiễm vi-rút từ mẹ sang con tại lúc sinh. Nếu nhiễm vi-rút VGB ở giai đoạn dưới một tuổi nhất là tại lúc sinh, có tới 90% số trẻ có khả năng sau này sẽ trở thành người mang vi-rút VGB mãn tính và trong số này có tới 25% sẽ chết vì những bệnh gan mãn tính như viêm gan mạn, xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam có tỷ lệ mang vi-rút mạn tính khá cao, khoảng hơn 8% trước khi có tiêm chủng. Tại các nước trong khu vực, có tới 50% số trẻ em có thể bị nhiễm trong năm năm đầu tiên của cuộc đời nếu chúng không được tiêm chủng. Ðiều này đặc biệt quan trọng vì nhiễm vi-rút VGB càng sớm thì tỷ lệ mang vi-rút viêm gan B mạn tính càng cao. Trẻ em bị nhiễm sẽ tiếp tục duy trì ổ chứa gây nhiễm đối với lan truyền cho trẻ khác và sẽ có nguy cơ đối với bệnh gan mạn và tử vong liên quan đến bệnh gan ở người lớn. Do đó, viêm gan B là một ưu tiên y tế công cộng quan trọng của khu vực. Qua một số nghiên cứu thực tế và ước tính của WHO, ở những vùng có tỷ lệ nhiễm vi-rút VGB khoảng 8% trong quần thể thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con tại lúc sinh ước tính là 5%. Mỗi năm trung bình cả nước có 1,6 triệu trẻ mới được sinh ra, với tỷ lệ lây mẹ sang con là 5% thì sau này sẽ có 25% số trẻ chết vì các bệnh liên quan VGB, nếu không có chương trình tiêm vắc-xin VGB bao gồm cả tiêm vắc-xin VGB liều sơ sinh. Ước tính hằng năm sẽ có 80 nghìn trẻ bị lây nhiễm vi-rút VGB từ mẹ sang con và sau này hằng năm sẽ có khoảng 20 nghìn người sẽ chết vì các bệnh liên quan tới VGB.
Cho đến nay, ngoài việc tiêm vắc-xin virut viêm gan B sơ sinh (càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ), không có biện pháp nào hữu hiệu khác được WHO khuyến cáo trong việc phòng lây truyền từ mẹ sang con. Theo cuộc Ðiều tra quốc gia về tỷ lệ nhiễm vi-rút VGB được tiến hành tại Việt Nam vào năm 2010-2011, nhóm trẻ được tiêm vắc-xin VGB liều sơ sinh sớm có tỷ lệ nhiễm vi-rút VGB thấp hơn nhóm tiêm muộn. Theo PGS, TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pa-xtơ TP Hồ Chí Minh, việc tiêm vắc-xin VGB cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng, chống lây truyền vi-rút VGB từ mẹ sang con. Ðây là chiến lược của WHO, và là chỉ đạo của Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng, chống bệnh VGB. Thống kê của WHO năm 2006, trong 193 quốc gia có 163 nước triển khai tiêm vắc-xin VGB trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong đó 81 quốc gia thực hiện tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh, kể cả các nước đã phát triển. Việc tiêm vắc-xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được từ 80 đến 90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày và không đạt được nếu tiêm sau bảy ngày.
Khác với vắc-xin phòng lao, bại liệt và vắc-xin VGB mũi 2, 3, 4 là để phòng phơi nhiễm trong tương lai; tiêm vắc-xin VGB mũi một, càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi-rút ngay khi sinh, đây là một cuộc đua giữa sự nhân lên của vi-rút và vắc-xin tạo ra kháng thể kịp thời bắt lấy vi-rút đang có trong cơ thể, do đó nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ sau sinh. Cơ chế này giống như tiêm vắc-xin phòng bệnh dại, là tiêm ngay khi nghi bị chó, mèo dại cắn. Nhưng có lẽ bệnh dại có thể thấy nguy cơ tử vong ngay, còn VGB ở sơ sinh có đến 90% không có biểu hiện lâm sàng, sau hàng chục năm mới có biểu hiện xơ gan, ung thư gan và tử vong. Việc tiêm phòng vắc-xin VGB trong 24 giờ sau sinh là cần thiết. Việt Nam bắt đầu thực hiện lịch tiêm có liều sơ sinh từ năm 2002 và đến năm 2012 tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm đã đạt hơn 75%. Việt Nam là nước có tỷ lệ lưu hành ở mức cao, do đó việc tiêm vắc-xin viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ không chỉ phòng lây truyền từ mẹ sang con, mà còn lây ngang từ môi trường chung quanh, người thân, người chăm sóc.
Vắc-xin VGB là một trong những vắc-xin an toàn, các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra như sưng, đau tại chỗ tiêm 1 - 3%; sốt 0,4 - 8% hoặc mệt mỏi, kích thích 8 - 18%. Ngày đầu tiên sau khi sinh là thời điểm nguy cơ cao đối với tử vong sơ sinh và điều đó dễ dẫn đến dễ đổ lỗi do tiêm chủng. Bất kỳ thuốc, vắc-xin hoặc sinh phẩm nào cũng đều có thể có một tỷ lệ rất hiếm các phản ứng bất lợi. Tuy nhiên, những trường hợp phản ứng nặng như sốc phản vệ là rất hiếm gặp, với tỷ lệ một ca với 1,1 triệu liều tiêm.
Các biến chứng và tai nạn trong tiêm chủng phải được coi là cái giá mà chúng ta phải trả để bảo vệ chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm chúng ta quan tâm. Không có sự bảo hiểm nào mà không đòi hỏi phí bảo hiểm. Công việc của chúng ta là cung cấp sự bảo hiểm lớn hơn, toàn diện hơn và giảm bớt quy mô của phí bảo hiểm. Ðể tiến tới loại trừ bệnh VGB tại Việt Nam, với đường lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con, cần phải tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin VGB trong vòng 24 giờ. Vì vậy mỗi cán bộ y tế từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản, kiểm định, tiêm phòng, theo dõi và xử lý các trường hợp tai biến sau tiêm chủng cần nhận thức và nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, coi mỗi mũi tiêm không chỉ bảo vệ cho một trẻ mà còn tác động đến sức khỏe tương lai của đất nước. Và chính các bậc phụ huynh, các bậc cha mẹ cần phối hợp với ngành y tế để tiêm phòng, theo dõi, xử lý kịp thời theo các quy định.
Với khoảng mười triệu người đang mang vi-rút VGB hiện nay, có lẽ điều mong ước lớn nhất là được tiêm phòng vắc-xin lúc còn trẻ, để không chỉ bảo vệ cho mình, cho người thân chung quanh mà còn cho cả cộng đồng.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Ngừng tiêm vacxin viêm gan B là sai

Ngày 31.7, ông Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết chưa nắm được đầy đủ nơi nào dừng tiêm vaccine viêm gan B. Việc dừng 2 lô liên quan đến các ca tử vong chỉ có khoảng 200.000 liều:
- Hiện tại còn trên 5 lô đang dự trữ cho cuối năm và kế năm sau, có thể bù lấp cho các lô tạm dừng nên không có chuyện thiếu vaccine. Vì thế, chúng tôi đề nghị không chỉ các phụ Huynh, mà cả các cán bộ y tế, vì lợi ích của trẻ và cộng đồng (trong đó có 150.000 trẻ có nguy cơ nhiễm viêm gan B và 5-6% thực sự sau này sẽ xơ gan, ung thư gan) tiếp tục duy trì việc tiêm.
- Thưa ông, tiến độ điều tra đã đến bước nào?
- Hiện nay, Bộ Y tế chưa nhận được trả lời của Bộ Công an sẽ giao cho đơn vị cụ thể nào thụ lý việc này. Theo đề nghị của Bộ Y tế, các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an sẽ kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn y tế về pháp y kỹ thuật, chuyên môn phát huy sức mạnh của từng ngành, sớm đưa ra câu trả lời. Bộ Công an độc lập trong điều tra, nhưng về chuyên môn nếu có yêu cầu của Bộ Công an thì 2 bên kết hợp để có cách làm đạt hiệu quả tốt và sớm. Ý kiến của chuyên gia y tế sẽ không lu mờ vai trò và quá trình điều tra của Bộ Công an.
- Ngành y tế đã loại trừ nguyên nhân trùng hợp bệnh lý, khả năng nào được nghĩ đến nhiều nhất?
- Hiện tại, chúng tôi rất ít nghĩ đến chất lượng vaccine không an toàn, vì vaccine đã tiêm ở nhiều nơi với khoảng 600.000 nghìn liều. Nếu do vaccine, cơ địa phản ứng sẽ khác nhau. Nhưng 3 trường hợp tai biến lại do cùng người tiêm, cùng địa điểm, phản ứng giống nhau. Nhưng về nguyên tắc là không bỏ sót gì nên chúng tôi vẫn đưa chất lượng vaccine vào tầm ngắm. Do đó, vaccine sẽ được đưa đi kiểm định tại nước ngoài về tính an toàn, theo yêu cầu của cơ quan công an.
Việc nhầm lẫn cũng đã được nghĩ đến, bởi vaccine phải được để riêng chính là chống nhầm lẫn, tất nhiên phải đối chiếu, kiểm tra trước khi tiêm. Chúng tôi cũng không loại trừ nguyên nhân này, nên mới nhờ công an vào cuộc để làm đến cùng.
Tổ chức Y tế thế giới đang giúp tìm một phòng thí nghiệm ở Anh hoặc một phòng thí nghiệm chuẩn thức của WHO để xét nghiệm. Đây là việc không thể làm ngay, như với Quinvaxem - từng đề nghị được gửi đi một quốc gia tiên tiến, nhưng nước này từ chối. Sau đó, đã phải nhờ trụ sở WHO ở Thụy Sĩ can thiệp để hỗ trợ.
- Một số chuyên gia đã nói vaccine viêm gan B là thế hệ cũ nên nguy cơ phản ứng cao, có phải vậy không? WHO cũng đã nói rất hiếm khi xảy ra sốc phản vệ liên tiếp như với 3 ca ở VN?
- Ở thế hệ vaccine cũ sử dụng công nghệ toàn tế bào, là nói đến phản ứng phụ sốt, tấy đỏ tại chỗ gây ra khó chịu, chứ không phải phản ứng gây ra chết người. Một vaccine trước khi đưa ra thực tế sử dụng phải trải qua 5-10 năm quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần nên phải đảm bảo tính an toàn. Thế hệ vaccine vô bào ít gây phản ứng phụ, nhưng đã có một số nghiên cứu quốc tế cho thấy khả năng sinh miễn dịch của thế hệ vô bào kém hơn so với toàn tế bào, bởi vaccine toàn tế bào có nhiều kháng nguyên sẽ sinh ra nhiều kháng thể. Tất nhiên, giá thành cũng là một vấn đề, nhưng không thể nói vaccine toàn tế bào là có hại, bởi thế hệ vaccine này đã trải qua 25 năm, qua nhiều thế hệ trẻ ở VN, giúp thanh toán bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi… Tôi được biết, hiện nay Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có chiến lược về sản xuất, nhập khẩu vaccine, đang trình Chính phủ.
Kết luận của Bộ Y tế là sốc phản vệ, tức là phản ứng bảo vệ của cơ thể trước vật lạ, ở đây là protein. Đó là kết luận chung, còn nguyên nhân thì đang phải đi tìm. Như vậy, nhận định của WHO cũng không mâu thuẫn với Bộ Y tế.
- Việc quy định mỗi buổi tiêm chỉ tiêm cho 50 trẻ có thực sự thuận lợi cho tiêm chủng mở rộng, trong bối cảnh thiếu cán bộ y tế như hiện nay không?
- Hiện tại, có điểm tiêm 100-150 trẻ/ngày, vì các xã/phường chỉ có 1 tháng/1 điểm/1 ngày, làm như vậy rất ồn ào. Có micro gọi trẻ, thông báo tình hình sức khỏe của trẻ, nhưng trong không khí ồn ào nên việc khám không hiệu quả lắm. Vì thế, Bộ Y tế yêu cầu giảm số trẻ, hoặc bằng cách tăng điểm tiêm, tăng số buổi tiêm hằng tháng. Số trẻ ít thì tổ nhân viên thực hành tiêm chuẩn bị tốt hơn, có chỉ định chính xác hơn. Nhưng cũng thẳng thắn mà nói, việc khám chỉ định rất khó khăn, đặc biệt với trẻ nhỏ. Vì nhiều bệnh bẩm sinh khó phát hiện, khi lớn lên mới thấy, sơ bộ thăm khám trong thời gian ngắn khó phát hiện được. Vì thế, cha mẹ cần nói mũi tiêm trước biểu hiện như thế nào, sốt hay không để cán bộ y tế biết và cân nhắc khi chỉ định.
- Một BV phía nam đã phát phiếu, yêu cầu cha mẹ cam kết trước khi tiêm, việc này có sai?
- Tiêm chủng mở rộng là bắt buộc, theo Điều 25 Luật Truyền nhiễm, được Nhà nước bảo trợ để bảo vệ cho trẻ và cộng đồng. Ngành y tế có nhiệm vụ tổ chức các cuộc tiêm chủng cho tốt, thuận lợi cho người dân. Việc cam kết không hoàn toàn là sai, mà là không cần thiết.
- Đã có một số chuyên gia nói không nhất thiết phải tiêm viem gan B 24h sau sinh, nhưng Bộ Y tế vẫn bảo lưu quan điểm. Cơ sở của việc bắt buộc tiêm cho trẻ trong 24h đầu sau sinh như thế nào, thưa ông?
- Từ năm 2007 đã có nhiều hội thảo, quốc tế bàn luận về thời điểm tiêm này. Căn cứ vào khuyến cáo của WHO và kinh nghiệm của các nước cho thấy: Tiêm trước 24h- tốt hơn nữa là 12h- thì cơ thể của trẻ sẽ sớm sinh ra kháng thể bảo vệ của trẻ chống lây truyền của virút. Việc chống chỉ định tiêm chỉ áp dụng với trẻ sốt, yếu. WHO khuyên cơ hội cho trẻ được tiêm nên mở rộng hơn là thu hẹp bằng cách khuyến cáo chống chỉ định rộng, bởi vaccine bản chất là an toàn.