Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Diệp hạ châu giải độc gan


Diệp hạ châu giai doc gan

Bộ phận sử dụng chủ yếu là lá cây Diệp hạ châu, Phyllanthus urinaria L. Euphobiaceae . Hiện nay các nhà dược học rất quan tâm đến tác dụng chữa viêm gan virus mạn tính của Diệp hạ châu. Trên thế giới, Phyllanthin đã từng được phân lập từ Diệp hạ châu và xác định cấu trúc. Phyllanthin phân lập được từ các loài Diệp hạ châu đều có tác dụng bảo vệ gan và đặc biệt là tác dụng chống virus.

Viêm gan là bệnh có tính thời sự ở nước ta và trên thế giới. Các loài Diệp hạ châu mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới đang ngày càng được quan tâm. Các loài cây này đa dạng về mặt hoá học, từng được sử dụng trong Y học cổ truyền của Trung Quốc, Ấn Độ để giải độc, bảo vệ gan và chống ung thư gan. Đã có nhiều nghiên cứu của nước ngoài về hoá học cũng như tác dụng chữa bệnh gan của các loài Diệp hạ châu. Các nghiên cứu dược lý cho thấy Phyllanthin có tác dụng chống virus viêm gan và chống độc gan.

Trên các bệnh nhân mang virus viêm gan B, Diệp hạ châu đã làm giảm các kháng nguyên bề mặt viêm gan B. Tác dụng này đã đã được chứng minh ở mức độ tế bào, dịch chiết nước của Diệp hạ châu có tác dụng ức chế HbsAg trong 48h trên các tế bào ung thư gan ở nồng độ 1mg/ml. Bột Diệp hạ châu đã khôi phục lại bình thường các mức cholesterol, triglyceride và phospholipid ở chuột bị gây độc gan bằng rượu. Nghiên cứu trên chuột bị gây độc bằng CCl4 cũng cho kết quả tương tự.

Xem thêm: viêm gan B là gì| dấu hiệu bệnh viêm gan A| gan nhiễm mỡ nên ăn gì| chữa bệnh nóng gan| phòng khám chữa viêm gan B| thuốc đông y chữa viêm gan B| phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Diệp hạ châu thuốc đông y chữa viêm gan B



DHC được Đông y sử dụng như 1 loại thuốc thanh Can lương huyết, giải độc sát trùng từ lâu đời.  Tuy nhiên, tác dụng giai doc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980s về sau.  Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản và Ấn độ đã cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong DHC có khả năng chữa bệnh viêm gan như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal.  Tác động chống virus siêu vi B được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này.  Theo báo cáo này 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 trong số 37 người đã đạt được kết quả âm tính sau 30 ngày dùng DHC. Ðối với viêm gan siêu vi, DHC có khả năng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus.  Theo các nhà khoa học, những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide hoá lipid ở màng tế bào.  Do đó, bảo vệ gan phải bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế qúa trình nầy.  DHC có hàm lượng những chất chống oxy hoá hướng gan có khả năng ức chế rất mạnh quá trình peroxide hoá ở gan.  Ngoài ra, những chất nầy còn làm gia tăng hàm lượng Glutathione  ở gan làm giảm hoạt động các enzym SGOT và SGPT trong những trường hợp viêm gan siêu vi đang tiến triển.
Viêm gan siêu vi B là 1 căn bệnh nguy hiểm đang ảnh hưởng đến trên 300 triệu người trên thế giới mà sự chữa chạy bằng tây y rất tốn kém kể cả những phản ứng phụ không thể tránh được.  Do dó, sử dụng DHC là một giải pháp đáng lưu ý. Trên thực tế, DHC thường được sử dụng phối hợp với một số thảo dược khác. Điều nầy vừa làm tăng tác dụng chữa bệnh vừa làm dung hoà bớt tính mát của DHC. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có nhiều sản phẩm DHC dưới hình thức trà, thuốc viên hoặc độc vị hoặc có phối hợp với một số vị khác.  Một số trường hợp chỉ cần dùng độc vị DHC cũng chữa khỏi viêm gan.  Điều quan trọng là cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau quả và năng vận động.
Trong cơ thể con người, gan có thể ví như 1 nhà máy lọc to lớn có chức năng giải độc cho cơ thể để duy trì các chức năng bình thường của tất cả các cơ quan.  Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, do môi trường ô nhiễm, do tâm lý căng thẳng và việc tiếp xúc với những hoá chất độc hại cũng như sử dụng nhiều loại  hoá dược, gan luôn luôn phải đối phó với nhu cầu cần được sơ tiết và giải độc.  Nhiều người cho rằng DHC là 1 trong những loại thực vật hàng đầu có thể đáp ứng được yêu cầu nầy.
Kinh nghiệm sử dụng ở nước ta thường phân ra 2 loại DHC đắng và DHC ngọt. DHC đắng có dược lực cao hơn DHC ngọt. Theo y học cổ truyền, vị đắng đi vào kinh Can, Đởm có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật. Theo những nghiên cứu của y học phương Tây, DHC đắng  sẽ có nhiều chất chống oxy hoá thuộc nhóm xanthones hơn.  Do đó, dược tính cũng cao hơn.  Với DHC đắng, liều dùng trung bình từ 10 đến 20g mỗi ngày (dạng phơi khô).

Xem thêm: dấu hiệu bệnh viêm gan a| gan nhiễm mỡ nên ăn gì| chữa bệnh nóng gan| phòng khám chữa viêm gan B| phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| viêm gan B là gì

Phát hiện bệnh viêm gan B

Phát hiện bệnh viem gan B

Nếu một ngày bạn phát hiện ra cơ thể có những biểu hiện bất thường như chán ăn, mệt mỏi, buồn ngủ, da thay đổi sắc tố mắt vàng, thì lúc đấy có thể bạn có dấu hiệu của viêm gan b. Bạn nên bình tĩnh và đến các trung tâm y tế hoặc các phòng khám chữa viêm gan B để chẩn đoán bệnh.

Viem gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng sau:
Người mới bị viêm gan virus B cấp, có rất nhiều biểu hiện và dấu hiệu viêm gan b  thường là bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.
Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.
Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát… Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu. Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viem gan B không thẻ hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.
Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan. Triệu chứng vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B. Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị viêm gan do virus viêm gan B. Khi đó cần phải điều trị viêm gan b ngay không nên để bệnh thêm nặng hơn.

Xem thêm: dấu hiệu bệnh viêm gan A| gan nhiễm mỡ nên ăn gì| chữa bệnh nóng gan| phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| thuốc đông y chữa viêm gan B| viêm gan B là gì

Chữa bệnh nóng gan bằng đu đủ


Chữa bệnh nóng gan bằng đu đủ

Theo tạp chí Observer Medical Research Monthly, và bệnh viện Hoàng gia Hobart (Caberra, Úc), thịt trái đu đủ chín có khả năng chữa nhiều bệnh như chữa bệnh nóng gan, giai doc gan mà không cần kết hợp với các dược phẩm khác. Vấn đề là cần ăn đúng giờ và đúng lượng.
-8g: ăn 100gr đu đủ giúp trị khó tiêu, đầy hơi.

-9g:ăn 200gr đu đủ chín tới với muối giúp thanh lọc máu.

-10h: ăn 200gr đu đủ trị đau rát vòm họng.

-11g: ăn 200gr đu đủ trị khát do gan nóng, dễ cáu giận.

-13g: ăn 100gr đu đủ ướp bột cam thảo trị nặng bụng.

-14g: ăn 150gr đu đủ xanh với 2 lát chanh trị hôi miệng.

-15g: ăn 200gr đu đủ trị đau bụng dưới, thắt lưng, khớp gối.

-16g: ăn 100gr đu đủ chín và 10gr mật ong trị huyết áp cao.

-17g ăn 200gr đu đủ chín sẽ hạ đường huyết, hết nhức đầu.

Xem thêm: thuốc đông y chữa viêm gan B| phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| phòng khám chữa viêm gan B| gan nhiễm mỡ nên ăn gì| dấu hiệu bệnh viêm gan A| viêm gan B là gì

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì


Gan nhiễm mỡ nên ăn gì


Thức ăn lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ:  Ngô, rau cần, nấm hương có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Ngoài ra còn có một số loại trà giúp giải độc, hạ mỡ máu và giảm béo. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Rau cần: Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan trên 5% trọng lượng của gan và trong tế bào gan chứa các không bào mỡ. Nấm hương, rau cần, cháo lá sen… là những món tốt để dieu tri gan nhiem mo. Thuận theo sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện thì tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng gia tăng. Đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng ngưng đọng những giọt lipid trong tế bào gan, chủ yếu là triglycerid, nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học và điện tử. Bệnh tiến triển âm thầm, chủ yếu phát hiện tình cờ khi siêu âm gan trong những đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, tuy nhiên vấn đề kiêng kỵ trong ăn uống và sử dụng các món ăn – bài thuốc có một vai trò rất quan trọng.    

bệnh gan nhiễm mỡ
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?   

Ngô: Đây là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị bệnh gan nhiễm mỡ. Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều các acid béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô vị ngọt tính bình, có công dụng điều trung kiện vị, lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.

Nhộng: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tỳ bổ hư, trừ phiền giải khát. Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột uống.

Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo, dieu tri gan nhiem mo hiệu quả.

Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường dùng làm rau ăn. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng các loại rau và hoa quả tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan; cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… có công dụng thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi niệu; các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen…

Về đồ uống, nên dùng một trong những loại trà dược sau đây:

Trà khô 3g, trạch tả 15g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp góp phần phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch.
Trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.
Trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày cũng tốt. Rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.
Trà tươi 30g, sinh sơn tra 10-15g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày. Có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.
Hoa trà 2g, trần bì 2g, bạch linh 5g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ đàm. Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ, các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Viêm gan B là gì



Đây là một nhiễm trùng gây ra bởi virus viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus). Nó ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Nó cũng là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.
Một số người bị nhiễm viêm gan B có thể vẫn khá khỏe mạnh sau vài tuần khi biết mình đã bị lây nhiễm, trong khi nhiều người khác (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) bệnh thường không gây hậu quả tức thời. Ở những nhân này, bệnh sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể và khoảng vài chục năm sau đó, các vấn đề về gan sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu không được điều trị.Triệu chứng viêm gan B trong thời gian đầu không có những biểu hiện rõ ràng nên khi bạn phát hiện ra có những triệu chứng bất thường thì nên đến các bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín khám và chẩn đoán để chữa trị kịp thời
Viêm gan B ở trẻ em có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng thay đổi tùy theo thể bệnh, thời kỳ bệnh và lứa tuổi
Những con đường lây lan của viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh lây nhiễm rất cao, được lan truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm của máu, hoặc qua tiếp xúc thân thể thân mật như quan hệ tình dục (dị tính và đồng tính). Viêm gan B cũng là một trong các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (STDs). Những con đường mà nó lan truyền bao gồm:
- XXX không an toàn (cùng giới hoặc khác giới).
- Chia sẻ, dùng chung các trang thiết bị tiêm chích (kim tiêm, ống chích và bất cứ thiết bị nào được sử dụng để tiêm chích).   Viên gan B lây lan qua đường XXX không an toàn (cùng giới hoặc khác giới).
- Kim tiêm chưa được khử trùng hoặc khử trùng không sạch vẫn còn dính máu của người mắc bệnh viêm gan B. Những kim tiêm này bạn có thể tình cờ thấy ở mặt đất hoặc ở một phòng khám nào đó không đảm bảo....
- Khi đục lỗ khuyên, châm cứu hoặc xăm mình với những thiết bị không hoặc chưa được tiệt trùng cẩn thận.
- Lây lan qua tiếp xúc với các vết loét chảy máu
- Mẹ bị viêm gan B có đến 40% khả năng bệnh sẽ lây truyền cho con. Vì viêm gan B lây truyền qua đường máu, qua nhau thai hoặc từ dịch tiết âm đạo, vết loét bị nhiễm trùng vào lúc sinh.   - Virut viêm gan B không lan truyền qua thức ăn, nước hoặc qua tiếp xúc xã giao thông thường.