Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

10 dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất

Đa số phụ nữ thường dựa vào việc trễ kinh để nhận biết khả năng có thai của mình. Nhưng thực chất, trễ kinh chưa chắc là dấu hiệu mang thai chính xác nhất, một số triệu chứng khác xuất hiện khi mang thai cũng sẽ nói lên khả năng có thai của bạn. Cùng tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu đó nhé.

>> xem thêm: xe tập đi an toàn cho bé
1. Mệt mỏi là triệu chứng có thai xuất hiện từ sớm
Khi có thai những tuần đầu tiên, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do lúc này cơ thể chưa quen với việc hoạt động 24/7 để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn khi mang thai cũng càng làm cho nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên, càng đốt thêm nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, nhịp tim của bạn trong giai đoạn này cũng đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cần thiết cho buồng trứng. Tất cả sẽ dẫn đến việc cơ thể bạn cảm thấy như không còn chút sức lực nào cả.


2. Buồn nôn là dấu hiệu mang thai
Ở tuần thứ 4-6 khi mang thai, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Triệu chứng có thai ốm nghén cũng xuất hiện tương tự. Do vậy, nếu nhận thấy có dấu hiệu buồn nôn hoặc ốm nghén một cách khác thường, bạn có thể nghĩ đến khả năng mình mang thai rồi đấy.
3. Triệu chứng mang thai khác là đi tiểu nhiều hơn
Một triệu chứng dễ nhận biết khi có thai chính là việc bạn bỗng nhiên đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đây là hiện tượng thường xuất hiện từ tuần thứ 6 khi mang thai, do tử cung to ra, tạo áp lực lên bàng quang. Một nguyên nhân khác là do hormone thai kỳ và lưu lượng máu trong cơ thể gia tăng hơn trước làm bạn muốn đi tiểu nhiều lần.
>> xem thêm: sữa devondale chất lượng tại cửa hàng sữa bỉm
4. Đau lưng cũng là dấu hiệu nhận biết có thai
Dấu hiệu nhận biết có thai mà nhiều phụ nữ thường bỏ qua chính là đau lưng. Nếu bạn cảm thấy thắt lưng mình bỗng xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi dọc sóng lưng, thì rất có thể bạn đã mang thai rồi đấy. Hiện tượng này là do dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung trong bụng. Do đó, đừng lơ là nghĩ rằng triệu chứng này do thời tiết hoặc do mệt mỏi khi lao động, hãy kiểm tra thêm có xuất hiện dấu hiệu mang thai nào khác không nhé.
5. Có thể bạn đã mang thai khi thấy dấu hiệu bị chuột rút
Bị chuột rút cũng là một trong những triệu chứng có thai mà nhiều người ít để ý. Khi mang thai những tuần đầu tiên, tử cung của bạn đã giãn dài thêm để sẵn sàng cho sự xuất hiện của một em bé trong suốt 9 tháng. Lúc này, sức nặng của tử cung tạo áp lực lên mạch máu ở chi dưới, khiến bạn bị chuột rút. Cách đơn giản để giảm thiểu triệu chứng này là massage nhẹ nhàng và bổ sung những thực phẩm giàu canxi.
6. Thói quen ăn uống cũng là cách nhận biết có thai
Ngoài những dấu hiệu nhận biết có thai dựa vào sự thay đổi của cơ thể, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi trong sở thích ăn uống của mình để đánh giá khả năng mang thai. Nếu trước đây, những món vị chua hay ngọt không phải là “gu” của bạn, nhưng thời gian gần đây, bạn bỗng dưng thèm chua hay bất kỳ món gì giúp đỡ nhạt miệng, thì xác suất bạn có thai là khá cao đấy. Một số phụ nữ có thể sẽ bị chứng “cuồng ăn vô độ” với những món trước đây chưa bao giờ muốn ăn trong suốt thời gian dài của thai kỳ.
7. Táo bón, đầy hơi là dấu hiệu mang thai khác
Táo bón và đầy hơi là hai dấu hiệu dễ gặp nếu bạn đã mang thai. Thậm chí chúng còn xuất hiện thường xuyên hơn cùng với sự phát triển của thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone progesterone khi mang thai tăng cao tạo ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa của thai phụ. Để hạn chế táo bón, đầy hơi, bạn chỉ cần uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
8. Nhận biết dấu hiệu có thai dựa vào thân nhiệt
Đây là dấu hiệu nhận biết có thai mà bạn nên theo dõi nếu đang mong đợi bé yêu của mình. Chỉ cần để ý, bạn sẽ nhận thấy nhiệt độ cơ thể mình tăng cao hơn khi mang thai. Hiện tượng thân nhiệt bất thường cũng có thể làm da bạn ẩm ướt, khó thoát mồ hôi, gây nên rôm sảy ở những nơi có sự ma sát giữa các vùng da với nhau (vùng da gấp).
9. Triệu chứng có thai khác là nhạy cảm với mùi
Nếu như trước đây, bạn rất yêu thích mùi nước hoa chồng mình vẫn thường sử dụng, thì khi có thai, bạn có thể trở nên dị ứng đến mức nôn ọe khi ngửi phải mùi này. Tương tự, những mùi vốn luôn làm bạn khó chịu như mùi thuốc lá, mùi tanh của cá,… thì nay càng làm bạn khổ sở và khó chịu hơn nữa. Cách duy nhất để hạn chế hiện tượng này chính là tránh càng xa các mùi đó càng tốt. Với một số thai phụ, sự nhạy cảm này có thể sẽ giảm dần khi đến giữa hay gần cuối thai kỳ.
10. Chóng mặt là triệu chứng mang thai thường gặp
Khi mang thai, một số phụ nữ có thể sẽ bị chóng mặt, váng đầu. Do những thay đổi trong hệ thống tim mạch của bạn như nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu tăng, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng, trong khi huyết áp lại giảm đầu thai kỳ và tăng dần vào cuối thai kỳ. Những thay đổi này của cơ thể sẽ khiến những cơ quan khác phải điều chỉnh theo để kịp thích nghi. Nhưng đôi lúc sự điều chỉnh không kịp thời làm bạn bị choáng váng, chóng mặt. Nếu cơn choáng này làm bạn bị ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì có thể nó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó.
Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết có thai thường gặp nhất. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ít nhiều, nặng nhẹ tùy vào thể trạng từng người. Một số phụ nữ có thể có hầu hết các triệu chứng mang thai kể trên, trong khi số khác thì chỉ có một hay vài triệu chứng. Kể cả khi đã có đủ 10 triệu chứng, cách nhận biết có thai chính xác sau cùng là nên đến bệnh việc hoặc trung tâm y tế uy tín để xác định khả năng mang thai của mình. Càng phát hiện có thai sớm, bạn càng yên tâm theo dõi và có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp nhất.

Cách tập cho bé ngồi bô

Tập cho bé đi vệ sinh có thể mất rất nhiều thời gian. Bạn cần xác định rõ những khó khăn và tìm hướng giải quyết để tập cho bé đi vệ sinh đúng cách.
Xác định và giải quyết vấn đề
Tập cho bé ngồi bô không phải chuyện đơn giản. Một trong những cách tốt nhất để luyện tập suôn sẻ là phải xác định các khó khăn và tìm cách giải quyết.

>> xem thêm: sữa calosure cho người suy kiệt cơ thể
Vấn đề thường gặp khi tập cho bé ngồi bô
Bé không sẵn sàng tập ngồi bô.
Bé đã tập được nhưng bị gián đoạn nên trở lại thói quen cũ.
Bé vẫn thường tiểu ra quần.
Bé không làm theo những hướng dẫn đơn giản như “ngồi vào bô” hay “rửa tay”.
Bé chưa thể kéo quần lên/xuống.
Tránh các khó khăn bằng cách chắc chắn bé đã sẵn sàng
Bạn nên kiểm tra các dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng cho việc ngồi bô rồi hãy tập cho bé ngồi bô.


1. Bé đang bước vào giai đoạn mới
Khi thử điều gì mới thì đều có thể gặp khó khăn. Chúng ta không phải chuyên gia và bé thì cũng chỉ mới bắt đầu thử, nên khó khăn là đương nhiên– nhất là khi não bé vẫn chưa phát triển hoàn toàn.
2. Đừng vội thúc ép bé
Nếu bé không chịu đi thì bạn không nên thúc ép. Bạn có thể dẫn bé vào nhà vệ sinh nhưng không thể bắt bé đi tiểu được. Tốt nhất là cứ chờ đợi. Đừng căng thẳng vì cứ phải thay tã cho bé. Thời điểm nào phù hợp là do bé lựa chọn.
3. Nhắc nhở bé
Ngay cả khi bé đã làm thuần thục, bé hoàn toàn có thể bị gián đoạn. Nên bạn nhớ nhắc nhở bé liên tục:
Chùi rửa thế nào.
Cách dội nước.
Rửa tay.
Kéo quần lên/xuống thế nào.
Khi nào nên vào nhà vệ sinh (trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy)
>> xem thêm: ghế ăn dặm cho bé.
4. Lạc quan tích cực
Nếu bé vẫn thường xuyên tiểu ra quần, bạn đừng nản chí.
Một số bé chưa thể điều khiển được bàng quang cho đến 5 tuổi. Bạn càng dành nhiều thời gian để dạy bé thì bé sẽ học càng mau.
Nếu bé không đáp ứng được các yêu cầu đơn giản, bạn nên kiểm tra xem bé có thực sự sẵn sàng cho việc ngồi bô chưa.
5. Bé không thể kéo quần lên/xuống
Tập bé biết kéo quần cũng là một vấn đề trong nhiều vấn đề bạn hi vọng bé có thể biết:
Nhận ra khi nào cần đi.
Tìm bô.
Kéo quần xuống.
Tự làm.
Sau đó, bạn muốn bé:
Kéo quần lên.
Dội nước.
Rửa tay.
Có nhiều bước bé phải nắm bắt lắm, và kéo quần lên/xuống cũng là một bước quan trọng. Bé nên hiểu khi nào cần làm gì. Hãy giúp bé và nhắc nhở bé khi cần thiết.
Về sự gián đoạn
Trong một số trường hợp, ba mẹ tập cho bé ngồi bô gần như là thành công. Bạn đang mừng rỡ vì điều đó thì bé lại tiểu ra quần.
Sự gián đoạn này làm ba mẹ rất lo lắng và lại phải tập lại từ đầu. Đặt mục tiêu rõ ràng, khen thưởng bé; tinh thần thoải mái, phớt lờ khi bé không làm được.
Nếu bạn gặp trục trặc khi tập cho bé ngồi bô, bạn có thể đọc thêm Các dụng cụ giúp tập ngồi bô để giúp bé thêm hào hứng.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Có nên mua ghế giội đầu cho bé

Nhiều mẹ phân vân không biết có nên mua một chiếc ghế gội đầu cho bé hay không, bởi giá thành của những loại ghế này cũng khá cao và các mẹ phân vân không biết có dùng được lâu dài hay chỉ dùng được thời gian ngắn là lại bỏ không.

>> xem thêm: ghế ăn dặm cho bé


Việc sử dụng một chiếc ghế gội đầu như nhận xét của các mẹ là “mẹ khỏe – con thích”, đây là một dòng sản phẩm hữu ích thay thế cho các phương gội đầu truyền thống.
>> tham khảo thêm: xe scooter cho bé vận động
Đối với các bé nhỏ tuổi, bé chưa thể cúi đầu xuống được vì sợ nước chảy vào mắt, mũi, mà các bé thì thường rất hiếu động, nên dễ bị xà phòng, nước trôi vào mắt, mũi,…làm bé khó chịu. Nếu mà bắt các mẹ bế ẵm bé thì sẽ rất mỏi tay và các mẹ cũng không thoải mái hoạt động, thao tác.
Giá thành của một chiếc ghế gội đầu rơi vào khoảng từ 190.000 đến 900.000 tùy theo từng chất liệu và kích thước của tưng loại. Ghế có thời gian sử dụng được lâu dài từ lúc bé còn nhỏ cho đến lúc bé lớn đến 9 – 10 tuổi, và chịu được tải trọng trong khoảng 60 – 100kg nên tính ra khá là rẻ.
Phần lớn các loại ghế gội đầu đều được thiết kế kiểu dáng xinh xắn, với nhiều màu sắc được đan xen, phối hợp. Dễ dàng lắp ghép và thay đổi chiều dài của ghế, mẹ có thể điều chỉnh nấc đỡ mông, đỡ cổ sao cho phù hợp với sự phát triển của bé, giúp bé luôn nằm vừa vặn trên ghế.
Ngoài chức năng là một chiếc ghế gội đầu tiện lợi, khi không cần dùng đến các mẹ có thể cho bé sử dụng như một chiếc ghế ngồi chơi, thư giãn.
Việc sử dụng ghế gội đầu rất đơn giản: mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên ghế, phía dưới chỗ đầu bé đặt một chậu chứa nước gội từ trên xuống, bên cạnh đặt một chậu nước sạch để mẹ múc nước gội đầu cho bé, trong lúc gội đầu, mẹ có thể nhẹ nhàng massage da đầu cho bé.

Lưu ý khi sử dụng chặn cầu thang cho bé

Đối với những gia đình có cầu thang thì việc có trẻ nhỏ trong giai đoạn tập đi, tò mò khám phá thế giới xung quanh lại càng cần chú ý đến trẻ liên tục bé có thể té ngã bất cứ lúc nào. Điều này vô cùng nguy hiểm? vậy 1 giải pháp an toàn cho bé an tâm cho mẹ đó là sử dụng chặn cầu thang cho trẻ. Dưới đây là một vài lưu ý khi dùng chặn cầu thang cho trẻ.

>> xem thêm: xe lắc cho bé có tốt không?

 


Các cha mẹ thử tưởng tượng bạn có thể yên tâm nấu ăn ở phòng bếp và cho bé chơi ở phòng khách, vừa nhìn thấy bé mà bé không thể đi vào trong bếp nghịch ngợm lung tung. Mẹ hoàn toàn yên tâm làm việc nhờ tính năng và thiết kế đặc biệt của sản phẩm giúp đảm bảo bé an toàn tuyệt đối trong không gian chơi của mình đồng thời cha mẹ có thể tạo sân chơi cho bé ở góc cố định.
>> xem thêm: sữa nepro cho bệnh nhân suy thận
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng chặn cầu thang cho bé như sau:
- Các bậc cha mẹ cần xác định khoảng cách cửa cần chắn đến vị trí bắt vít cho phù hợp
- Bắt vít định vị vào vị trí cửa cho phù hợp
- Đo vị trí chính xác , bắt vít 1 cách chắc chắn và phù hợp
- Kiểm tra nút khóa an toàn ngay sau khi lắp ráp của tấm chắn
- Chú ý cần xiết chặt ốc 1 lượt nữa sau khi lắp xong
- Các nắp đều cố định đảm bảo bé không thể nhấc lên.
Nếu nhà mình có bé trong giai đoạn bé tập đi thì nhớ tham khảo sản phẩm hữu ích này nhé. Bởi trong độ tuổi này bé rất tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh , bở vậy bé có thể gặp những tại nạn nhỏ khiến cho bé bị đau vì bị va chạm hoặc sợ hãi.