Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Bệnh viêm gan không khó phòng ngừa


Nhiều trẻ em mắc bệnh viêm gan
Hiện nay ở Việt Nam có đầy đủ cả 5 loại virus viêm gan gồm viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó xu hướng rất nguy hiểm là nhiều trẻ em mắc bệnh gan: 95% số bệnh nhân nhiễm viêm gan virus A là trẻ dưới 15 tuổi. Với viêm gan virus B, chúng tôi cũng đã điều trị cho nhiều trẻ dưới 6 tuổi. Như vậy, gánh nặng y tế với các em là suốt đời. Các đường lây truyền của bệnh viêm gan cũng rất đa dạng. Ở Việt Nam, hơn một nửa các ca bệnh truyền nhiễm là từ mẹ sang con, đặc biệt trường hợp người mẹ mang virus viêm gan và hiện tượng nhân lên của virus. 80% người mẹ có mang virus truyền sang cho con căn bệnh này.
Điều trị viêm gan virus có nhiều loại thuốc. Trước tiên là thuốc không đặc hiệu mà ta thường gọi là thuốc “bổ gan”, sau đó là những loại thuốc ức chế sự nhân lên của virus hoặc diệt virus. Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều loại thuốc điều trị bệnh này.
Quan trọng nhất vẫn là phát hiện bệnh sớm
Điều trị viêm gan virus mạn tính rất khó khăn, tốn kém tiền của. Chẳng hạn 1 trẻ 6 tuổi điều trị viêm gan virus B chi phí khoảng 30 triệu đồng tiền thuốc/năm, chưa kể tiền khám bệnh, đi lại…
Người dân nên đi xét nghiệm viêm gan, nếu kết quả âm tính cần tiêm phòng ngay. Còn nếu đã mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Mọi phác đồ điều trị đều phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ.
Để phòng tránh đến mức tối đa bệnh viêm gan virus, chúng ta nên đặt việc tiêm phòng viêm gan virus lên hàng đầu. Muốn giải quyết được vấn đề này cần sự quan tâm đúng mức của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng. Thực tế ghi nhận của chúng tôi thì việc tiêm phòng viêm gan ở Việt Nam còn chưa thực hiện tốt bởi cộng đồng chưa hiểu rõ vai trò của tiêm phòng, cũng như sự quan tâm sát sao của các ngành chức năng. Ngoài ra, cán bộ y tế cơ sở cũng cần được tập huấn để đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của viêm gan...
Phụ nữ mang thai phát hiện bệnh từ tháng thứ 5 cần uống thuốc để giảm tỷ lệ nhân lên của virus viêm gan và giảm nguy cơ lây truyền cho trẻ em. Trẻ em mới sinh ra cần được tiêm càng sớm càng tốt vaccin benh gan B và kháng thể Epabig. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh.

Xem thêm:  gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| benh viem gan A

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Chứng hoàng đản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chứng hoàng đản (vàng da, jaundice) khi da trên toàn cơ thể và tròng trắng mắt có sắc vàng. Khoảng từ mt phần ba đến phân nửa trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị chứng hoang dan. Chứng này thường không gây nguy hiểm và màu vàng trên da và mắt sẽ nhạt đi vào khoảng cuối tuần lễ đầu tiên sau khi em bé chào đời.

Nguyên nhân nào làm cho da có sắc vàng ?
Trong cơ thể con người, máu mới luôn được chế tạo và máu cũ luôn được đào thải. Khi tế bào hồng cầu bị tiêu hủy, mt trong những sản phẩm được chế tạo là sắc tố mật (bilirubin). Sắc tố mật thường được chế biến trong gan và được cơ thể thải ra trong phân. Vài ngày sau khi chào đời, gan của trẻ sơ sinh không hoạt đng hữu hiệu như ở mt thời gian sau đó, cho nên lượng sắc tố mật thường tăng cao trong máu. Nguyên nhân này làm cho da và tròng trắng mắt có sắc vàng.
Chứng hoàng đản có nguy hại không ?
Nếu lượng sắc tố mật lên cao, trẻ sơ sinh có thể hơi buồn ngủ. Lượng này ở mức đ qúa cao có thể làm tổn thương thính giác và não b. ở bệnh viện, trẻ sơ sinh được chăm sóc cẩn thận ngõ hầu đảm bảo mức sắc tố mật không lên qúa cao

Trẻ sơ sinh nào hay bị chứng hoàng đản nặng ?
Những trẻ sơ sinh thường hay mắc chứng hoàng đản nặng gồm những thành phần :
Ễ Các trẻ sinh thiếu tháng.
Ễ Các trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng.
Ễ Các trẻ có loại máu Rhesus (hoặc Rh) khác với loại máu của mẹ em. (Và do đó, mt phản ứng xảy ra và các tế bào hồng cầu của em bé bị hủy diệt mau chóng hơn)

Mt số trẻ sơ sinh bị chứng hoàng đản nặng có thể cần được chữa trị.

Đo lường mức đ hoàng đản
Trong bệnh viện, mức đ sắc tố mật ở trẻ sơ sinh có thể đươc đo bằng mt dụng cụ đặc biệt để gần da em bé (dụng cụ này giống như mt cây súng laser, nó bắn ra mt chùm tia sáng mầu đỏ lên trán em bé và đo đ sáng của tia sáng phản chiếu, em bé hoàn toàn không cảm thấy đau đớn gì cả)
Nếu cần phải đo lường chính xác hơn, sẽ phải thử nghiệm máu củ em bé.

Phương pháp trị liệu chứng hoàng đản
Trẻ em bị hoàng đản cần phải được cho uống nhiều nước. Lượng nước này giúp đẩy bớt sắc tố mật ra khỏi máu.

Chứng hoàng đản cấp đ trung bình được chữa trị bằng cách đặt em bé nằm trần truồng (có đeo mặt nạ che mắt cho khỏi hại mắt) dưới ánh đèn thật sáng (hoặc ánh mặt trời) hoặc ánh đèn neon (có tia tử ngoại, UV light). Ánh sáng này hủy diệt sắc tố mật trong da và giúp cho màu vàng nhạt bớt. Phương pháp trị liệu bằng ánh sáng này đôi khi có thể gây cho trẻ sơ sinh đi tiêu lỏng. Trẻ sơ sinh càng phải được cho uống thêm nước để chống lại chứng đi tiêu lỏng.

Trẻ sơ sinh bị chứng hoàng đản nặng có thể cần phải được sang máu đặc biệt, bằng cách thay máu trong cơ thể em bé bằng lượng máu mới nhằm rửa sạch sắc tố mật trong cơ thể của em.

Chứng hoàng đản có gây nguy hại lâu dài không ?
Chứng hoàng đản ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hại lâu dài. Trẻ em nào từng bị chứng hoàng đản nặng nên được đo thính giác đinh kỳ. Nên thảo luận điều này với bác sĩ của bạn hoặc điều dưỡng viên tại Baby Health Centre. Ngày nay, sự tổn thương não b do mức đ hoàng đản cao rất hiếm xẩy ra vì mức đ sắc tố mật ơ trẻ sơ sinh luôn được đo lường cẩn thận trong bệnh viện.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Mật ong chữa bệnh viêm gan


Mật ong chữa bệnh viêm gan

Mật ong còn gọi là phong mật, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, nhuận phế trừ ho, nhuận tràng thông tiện, chỉ thống giải độc, được dùng để bổ dưỡng và chữa các chứng bệnh như ho, táo bón, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét miệng, bỏng, ngộ độc ô đầu… Ngoài ra, mật ong còn là thành phần tá dược của nhiều loại thuốc viên, thuốc tễ, thuốc ho, rượu thuốc của dược học cổ truyền.

Một số đơn thuốc thường dùng

- Ho do phế táo: Mật ong 15g hoà với một lượng dầu vừng thích hợp uống hàng ngày.

- Táo bón, ho khan không có đờm: Mật ong lượng vừa đủ uống với nước sôi mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. Hoặc mật ong 15ml trộn với vừng đen giã nát 1 thìa uống với nước ấm, mỗi ngày 1 lần.

- Tăng huyết áp: Vừng đen 50g rang thơm, giã nhỏ, hoà với 50g mật ong và chừng 200ml nước, chia uống 2 lần trong ngày.

- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Mật ong 100ml chưng cách thuỷ uống trước khi ăn, mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục 2 – 3 tuần. Hoặc mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì 6g, nước 400ml, sắc cam thảo và trần bì với nước lấy 200ml rồi hoà mật ong chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

- Viêm loét lưỡi miệng: Mật ong 1 thìa, đại thanh diệp 15g, sắc lấy nước ngậm.

- Thiếu máu: Mật ong 80g chia uống 3 lần trong ngày.

- Nhọt độc, ung thũng: Dùng mật ong trộn với hành củ giã nát đắp lên tổn thương.

- Ngộ độc ô đầu: Mật ong uống nhiều lần, mỗi lần 1 – 4 thìa với nước ấm.

- Viêm gan: Mật ong và sữa ong chúa lượng bằng nhau, uống mỗi ngày 20g, 20 ngày là 1 liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.

- Bỏng: Dùng mật ong bôi sẽ mau khỏi, mau lên da non.

- Trẻ mới sinh không bú: Mật ong 1 thìa, mỡ lợn 1 thìa, cam thảo tán bột 2 đồng cân, cùng đun lên rồi cho trẻ uống từ từ.

- Trẻ em bị tưa lưỡi: Dùng gạc sạch thấm mật ong, quấn vào ngón tay, thoa đi thoa lại miệng lưỡi nhiều lần.

 Trong dân gian mật ong còn được ngâm với trứng gà sống: 500ml mật ong ngâm với 15 – 20 quả trứng đã được dùi một lỗ nhỏ ở phía đầu trong hũ kín rồi đem chôn dưới đất 4 – 5 ngày, sau đó lấy lên mỗi sáng ăn 2 quả và uống một ít mật thì sức khoẻ sẽ được cải thiện tốt.

Xem thêm: benh viem gan A| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| chua benh ung thu| bệnh gan

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bài thuốc quý chữa bệnh viêm gan A



Bài thuốc quý chữa benh viem gan A

Bài thuốc này đã trải qua thử nghiệm nhiều lần ở trẻ em và cho kết quả rất khả quan, chỉ số vàng mật giảm mạnh, chức năng gan phục hồi nhanh, không có di chứng về sau, tỷ lệ chở thành mãn tính rất thấp.

Cách pha chế như sau:

Hồng trà 5 gam, đường glucose 30 gam, đường trắng 100 gam pha vào nước sôi 100 độ C, trở thành mầu đỏ thẫm, thêm vào 100 gam nước nữa tạo thành “nước đường hồng trà”.

Các triệu chứng của bệnh viêm gan A

Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện từ 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm bệnh. Nhiễm viêm gan loại A trở nên nặng hơn theo tuổi tác, và trong những trường hợp hiếm hoi, có thể gây biến chứng nghiêm trọng và suy gan.

Ở người lớn, các triệu chứng ban đầu gồm có buồn nôn (rối loạn tiêu hóa), ăn mất ngon, nôn mửa, tiêu chảy, mất năng lực, sốt, và bị đau quặn thắt ở vùng bụng (đau bụng hoặc đau hông).

Nước tiểu vàng đậm hoặc có màu nâu, phân (đi tiêu) có màu nhạt hoặc trắng, và chứng hoàng đản (mắt hoặc da bị vàng) cũng có thể xuất hiện nhưng không xảy ra trong tất cả các ca bệnh.

Một số người bị bệnh gan loại A, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể không có triệu chứng gì hoặc chỉ có bệnh giống như cúm.

Những người bị nhiễm viêm gan loại A có thể bị tất cả hoặc chỉ một vài triệu chứng này.

Xem thêm:  gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| chua benh ung thu

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Viêm gan siêu vi C không lây qua đường ăn uống

Viêm gan siêu vi C không lây qua đường ăn uống

Mẹ tôi 56 tuổi, bị bệnh viêm gan siêu vi C đã 6 năm. Mẹ tôi sử dụng chén, ly…riêng vì sợ lây bệnh cho chồng con. Mẹ tôi đã từng đi tiêm thuốc trị liệu, sau mỗi lần tiêm, mẹ tôi ăn rất ít, da xanh xao và người rất ốm.

Xin cho hỏi, liệu bệnh của mẹ tôi có thể hết hay không? Tôi chuẩn bị lập gia đình nhưng sợ vợ mình về thấy mẹ như vậy sẽ phân biệt đối xử. Chân thành cám ơn bác sĩ. (ducthinh86)

Trả lời:

Bạn Đức Thịnh thân mến!

Virus bệnh viêm gan C là virus có nguy cơ xâm nhập vào gan, có thể gây viêm gan, xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời. Theo như bạn mô tả, tôi nghĩ mẹ bạn đang được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêm với liệu trình từ 6 tháng đến 1 năm. Thuốc điều trị đặc hiệu có rất nhiều tác dụng phụ làm bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu…do đó bệnh nhân phải tuân thủ theo dõi điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Virus viêm gan C không lây theo đường tiêu hóa mà có thể lây theo đường máu, đường tình dục hoặc từ người mẹ truyền sang con lúc sanh. Vì vậy, để hạn chế lây nhiễm: trong gia đình không nên sử dụng chung những vật dụng có nguy cơ gây chảy máu như dao cạo râu, kềm cắt móng tay, bàn chải đánh răng...

Virus không lây theo đường ăn uống nên bạn không cần cho mẹ ăn uống riêng để tránh phân biệt đối xử. Bản thân bạn, là người con hiếu thảo bạn nên thông cảm với mẹ, giúp mẹ vượt qua những khó khăn trong thời gian điều trị để đạt được kết quả tốt.

Chúc mẹ bạn mau lành bệnh.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Đặc điểm của viêm gan siêu vi C


Một trong những “may mắn” mà tạo hoá đã dành cho chúng ta trong việc đối phó với viêm gan siêu vi C là chúng chỉ lây lan chủ yếu bằng vào sự tiếp xúc trực tiếp qua đường máu. Siêu vi C không lây lan qua thức ăn, nước uống hoặc các yếu tố môi trường khác, cho dù trong nước bọt và mồ hôi của người bệnh có phát hiện thấy một ít siêu vi C.

Một số người cho rằng siêu vi C có lây lan qua hoạt động tình dục, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra là trong tinh dịch cũng như các dịch tiết từ âm đạo đều không có chứa siêu vi C. Một số trường hợp lây lan qua hoạt động tình dục, khoảng chưa đến 5%, được giải thích là do các bệnh nhân nữ đang trong thời kỳ có kinh nguyệt hoặc đang có viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Các trường hợp bình thường mà bị lây lan qua hoạt động tình dục chưa được chứng minh.

Do lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc máu trực tiếp, nên hai con đường lan truyền chính của viêm gan siêu vi  C là qua truyền máu và qua việc sử dụng các dụng cụ tiêm chích không tiệt trùng.

Khoảng trước năm 1990, việc truyền và nhận máu là một con đường làm ăn khá “phát đạt” cho siêu vi C, với gần 60% người nhận máu bị lây nhiễm. Từ khi phát triển được các kỹ thuật mới trong việc xử lý máu và các chế phẩm từ máu, người ta đã giảm thấp tỷ lệ này đến mức không còn đáng kể nữa. Theo kết quả điều tra tại Pháp vào năm 1997 thì tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ còn là một bệnh nhân trong số 204.000 người được truyền máu! Tỷ lệ chung trên toàn thế giới hiện được ước tính là khoảng một trên 100.000 – cũng có thể gọi là khá an toàn.

Và do đó, những bệnh nhân nhiễm viem gan sieu vi C ngày nay chủ yếu là do các sây sát ngoài da không được bảo vệ, chăm sóc một cách thích hợp. Có đến khoảng 30% bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính không biết là mình đã bị lây lan từ đâu, chính là rơi vào trường hợp này. Một vết thương ngoài da không đáng kể, nhưng nếu kết hợp đủ hai yếu tố sẽ có thể trở thành nguyên nhân cho tai hoạ của cả một đời người: một là không được sát trùng, băng bó cẩn thận, và hai là tình cờ có sự hiện diện của siêu vi C trong môi trường chung quanh nạn nhân.

Các nguyên nhân cụ thể hơn có thể chỉ ra được là những trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân, như các nhân viên y tế, hoặc qua các dịch vụ công cộng không đảm bảo vô trùng như cạo mặt, xăm mình, châm cứu, cạo gió, cắt lể... Ngay trong các bệnh viện, sơ sót trong việc tiệt trùng các dụng cụ y khoa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh gan C.

Bệnh cũng lây lan trực tiếp từ người mẹ khi sinh con ra, nhưng với một tỷ lệ tương đối thấp, khoảng hơn 5%. Một số người cho rằng nếu sinh con bằng cách mổ lấy sẽ giảm thấp tỷ lệ lây nhiễm hơn, nhưng điều này chưa được chứng minh. Trong thực tế quan sát thấy thì sinh bằng cách mổ lấy hoặc sinh tự nhiên đều có tỷ lệ lây nhiễm như nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng siêu vi trong máu người mẹ quá cao, từ hơn 2 cho đến 3 triệu trong một phân khối (cc) máu, thì khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn.

Bệnh không lây qua sữa mẹ, nên người mẹ không phải tránh né việc cho con bú.

Cho dù việc lây lan có phần hạn chế, khó khăn hơn so với siêu vi A và viêm gan siêu vi B, nhưng do “hoạt động” có hiệu quả hơn, nên siêu vi C đã trở thành nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh viêm gan mạn tính trên toàn thế giới.

Siêu vi viêm gan C là một loại siêu vi RNA kỳ lạ có khả năng thay đổi đặc tính di truyền một cách hết sức nhanh chóng và dễ dàng. Tuy loại siêu vi này đã hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới từ hơn hai ngàn năm qua, nhưng mãi đến thập niên 1990 người ta mới thực sự khám phá ra được sự hiện diện của nó.

Những cơn dịch “vàng da” do bệnh viêm gan gây ra lan rộng qua thức ăn và nước uống đã được ghi nhận từ nhiều năm trước Công nguyên, nhưng mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu nghi ngờ là bệnh viêm gan còn có thể lây qua đường máu. Và phải chờ đến hơn 70 năm trôi qua, với sự phát minh ra những phương thức xét nghiệm máu, người ta mới bắt đầu nhận diện được một loại siêu vi gây bệnh viêm gan mới. Qua sự khám phá này, người ta đã tin rằng có 2 loại siêu vi gây ra bệnh viêm gan. Một loại lây lan qua thức ăn, nước uống; đó là siêu vi gây bệnh viêm gan A. Một loại lây lan qua đường máu; đó là siêu vi gây bệnh viêm gan B.

Nhưng một thời gian sau đó, người ta nhận thấy điều này không hoàn toàn đúng, vì có đa số bệnh nhân viêm gan không do siêu vi A hoặc benh gan B gây ra. Vì thế, vào khoảng đầu năm 1974 người ta đã gọi loại siêu vi đang trong vòng nghi ngờ này là siêu vi viêm gan “không A, không B” (non-A, non-B hepatitis). Cách gọi tên này thậm chí cho đến nay vẫn còn được sử dụng.

Cho đến khi phát triển được những kỹ thuật nghiên cứu các phân tử cực kỳ nhỏ bé (molecular biologic techniques), các khoa học gia mới khám phá thêm được loại siêu vi gây viêm gan thứ ba. Đó chính là siêu vi C.

Trong một thời gian ngắn, các khoa học gia đã phác họa được cơ cấu và hình thù của các siêu vi viêm gan này một cách chi tiết, với từng chất hóa học xếp dọc theo thứ tự trên chuỗi nhiễm thể RNA. Khám phá này là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử y khoa, mở đường cho hàng loạt những khám phá quan trọng kế tiếp trong việc chữa trị bệnh viêm gan C.

Song song với những công cuộc nghiên cứu về các bệnh nhiễm trùng khác, nhất là bệnh AIDS, sự hiểu biết về siêu vi viêm gan C và cách thức điều trị bệnh viêm gan do chúng gây ra đã tiếp tục được phát triển theo hướng rất khả quan.

Siêu vi viêm gan C cực kỳ nhỏ bé, với đường kính chỉ có 50 nm nên phải nhìn dưới kính hiển vi điện tử mới thấy được. Chúng được bảo vệ bởi một lớp vỏ kiên cố, nên phải nấu sôi trên 100 độ C trong vòng 5 phút mới có thể tiêu diệt được chúng. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn viêm gan C có khuynh hướng tàn phá và tiêu hủy gan một cách tương đối chậm chạp nhưng chắc chắn, dẫn đến viêm gan (inflammation hepatitis), xơ gan (liver fibrosis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư gan (liver cancer).

Trong lúc tăng trưởng, siêu vi C có khả năng “biến hóa”, thay đổi đặc tính di truyền RNA, hóa trang và biến dạng thành nhiều hình thể khác nhau. Khả năng biến hóa này đã giúp chúng thoát khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống miễn nhiễm (immune system) trong cơ thể. Vì thế, sau một thời gian ngắn, cơ thể chúng ta có thể chứa đựng hàng tỷ vi khuẩn viêm gan C với nhiều mã di truyền khác nhau, với những chiếc “áo giáp” khác nhau.

Sự biến đổi chất nhiễm thể của siêu vi trong hơn 2000 năm qua đã tạo ra nhiều kiểu loại gen khác nhau (genotype). Người ta phân biệt chúng bằng những tên gọi như siêu vi C số 1, số 2, số 3... Trong mỗi một kiểu loại gen, còn phân ra thành nhiều tiểu loại (subtype) nữa, như a, b, c, d, e... dựa theo những đặc điểm khác nhau của chúng. Ví dụ, chúng ta có thể xác định một loại siêu vi C chính xác hơn như là siêu vi C1a, C1b, C1c, C2a, C2b, C2c... Những khám phá này ban đầu chỉ dùng trong nghiên cứu, nhưng ngày nay đã trở thành những phương thức xét nghiệm máu vô cùng quan trọng trong quá trình xác định và điều trị bệnh viêm gan siêu vi C.

Trong các loại siêu vi viêm gan C, loại số 1 (siêu vi C1) chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, ước tính có 35% siêu vi thuộc loại C1a và 35% loại C1b. Siêu vi C1b cũng tìm thấy nhiều nhất ở châu Âu, Nhật Bản cũng như Đài Loan. Loại số 3 tìm thấy ở Pakistan, Austraulia, Scotland. Loại số 4 ở Trung Đông, châu Phi và Nam Phi. Loại số 6 tại Hồng Kông và Macao...

Nói chung thì tất cả các loại siêu vi C đều nguy hiểm như nhau, nhưng các tiểu loại C2 và C3 tương đối “dễ chịu” hơn hết. Các loại số 1, nhất là C1b là “khó chịu” hơn cả.

Xem thêm: gan nhiem mo| giai doc gan| dieu tri gan nhiem mo

Lây bệnh viêm gan không ngờ


Lây bệnh viêm gan không ngờ

Hôn nhau...

Dù tỷ lệ lây nhiễm là rất thấp nhưng các chuyên gia y tế cho rằng, nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm benh viem gan A, B nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.

Quan hệ tình dục "lạ"

Quan hệ tình dục là con đường chính gây lây nhiễm cả 3 thể viêm gan virus A, B và C (viêm gan C ít gặp hơn). Cụ thể: Viêm gan A lây nhiễm khi quan hệ tình dục đường miệng; benh gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virus gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần; viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh). Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Đặc biệt, các chuyên gia bệnh gan cho rằng, quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ nhiễm virus viêm gan hơn theo đường âm đạo. Đặc biệt là viêm gan virus B.

Mưa lũ

Là nguồn lây bệnh viêm gan virus E. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, mưa lũ thường hay xảy ra. Lý do virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan siêu vi A, E. Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ lâm bệnh. Bệnh này chưa có vaccin dự phòng.

Virus viêm gan E sống rất kém khi ra môi trường bên ngoài, do vậy chỉ cần đun sôi nước trong vòng 1 - 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh. Để tiêu diệt nguồn lây, sau mưa lũ, người dân cần tu sửa lại các nhà tiêu không để phân vương vãi, đặc biệt là các huyện miền núi, các vùng triền sông hay có lũ, lụt xảy ra. Cần có biện pháp khử khuẩn nguồn nước bằng cloramin đúng phương pháp (dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế).

Đề phòng… dao thớt

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm An toàn thực phẩm tại Đại học Georgia (Mỹ) đã sử dụng dao mới và bàn mài trên 6 loại trái cây và rau quả đã được tiêm virus viêm gan A. Kết quả cho thấy hơn phân nửa số dao và bàn bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với rau củ nêu trên, rồi virus truyền qua những con dao chưa tiếp xúc để bên cạnh. Với những người có miễn dịch yếu, có thể nhiễm bệnh. Vì thế, các nhà khoa học khuyên người làm bếp nên rửa dao sau mỗi lần dùng để tránh virus lây lan.

Xem thêm: gan nhiem mo| gan  nhiễm mỡ| bệnh gan nhiễm mỡ| viêm gan siêu vi| chua benh ung thu

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Tại sao gan lại nhiễm mỡ


Có nhiều cơ chế gây bệnh gan nhiễm mỡ, một trong những cơ chế phổ biến nhất là quá trình oxid hóa các chất béo ở gan giảm sút do rối loạn chức năng của các ty lạp thể trong tế bào gan, làm cho mỡ không được chuyển hóa bình thường mà tích trữ lại trong tế bào gan với số lượng ngày càng lớn.

Để có thể phòng tránh cũng như dieu tri gan nhiem mo hiệu quả, chúng ta phải tìm hiểu kỹ các nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ như nhiễm độc rượu, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì (80-90% bệnh nhân béo phì bị gan nhiễm mỡ)… Một số trường hợp bị gan nhiễm mỡ do rối loạn dinh dưỡng hoặc ngộ độc các loại thuốc như aspirin, corticosteroid, tamoxifen, tetracyclin, amiodarone, diltiazem, một số thuốc estrogen tổng hợp… Gan nhiễm mỡ cũng thường xuất hiện ở những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt dạ dày, điều trị béo phì bằng cách giảm cân quá nhanh, hoặc những người bị bệnh nặng được nuôi qua đường tĩnh mạch.

Khi đã bị bệnh gan nhiem mo, người bệnh rất dễ mắc một số chứng bệnh khác như tiểu đường type 2, một số bệnh tim mạch (đột quỵ não, thiếu máu cơ tim, đột quỵ tim…), đồng thời tạo điều kiện cho những bệnh về gan khác xuất hiện và trở nặng rất nhanh. Chính vì vậy, sau khi siêu âm bụng và có kết quả gan nhiễm mỡ, chúng ta không nên xem thường mà cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Rất nhiều trường hợp gan thoái hóa mỡ nhưng không có các triệu chứng lâm sàng, chỉ phát hiện bệnh trong một đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ nào đó, hoặc có một số triệu chứng mơ hồ như mệt mỏi toàn thân, tức và nặng vùng mạn sườn phải, có thể đau tức nhẹ vùng mạn sườn phải lan lên vùng thượng vị, đôi khi sờ thấy gan hơi lớn, mấp mé bờ sườn phải. Những trường hợp nặng hơn có thể có triệu chứng mệt mỏi nhiều hơn, đau tức mạn sườn phải nặng hơn, gan lớn, sờ thấy rõ dưới bờ sườn phải khoảng 2-3 cen ti mét, vàng da và kèm theo cảm giác buồn nôn… Kết quả xét nghiệm trong trường hợp gan nhiễm mỡ đơn thuần có thể chưa có gì thay đổi hoặc chỉ cho thấy hiện tượng tăng aminotransferase huyết thanh và alkaline phosphatase, có thể kèm theo hiện tượng giảm nhẹ bilirubin và albumine huyết thanh.

Những trường hợp gan thoái hóa mỡ kết hợp với bệnh gan nặng sẽ có những thay đổi về cận lâm sàng của tình trạng viêm gan rất rõ như rối loạn về các chức năng của gan, xét nghiệm cho thấy men gan tăng cao, rối loạn về hiện tượng đông máu… Thầy thuốc có thể cho bệnh nhân làm thêm một số kỹ thuật chẩn đoán như siêu âm, CT scaner, hay MRI. Tuy nhiên, kỹ thuật cuối cùng để xác định chẩn đoán là sinh thiết gan. Đây là một thủ thuật được làm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Sinh thiết gan có thể trả lời một cách chính xác những câu hỏi như gan có nhiễm mỡ không, cách thức nhiễm mỡ của gan ra sao, mức độ nhiễm mỡ của gan nặng hay nhẹ, nguyên nhân nào gây hiện tượng gan nhiễm mỡ, tình trạng viêm nhiễm, hiện tượng sẹo hóa và mức độ tổn thương tế bào gan tại thời điểm sinh thiết như thế nào?… Nói tóm lại, đây là một thủ thuật giúp thầy thuốc có một chẩn đoán xác định đối với tình trạng gan của bệnh nhân để có cách điều trị thích hợp nhất. Thường tình trạng gan của bệnh nhân nằm trong các bối cảnh sau: gan nhiễm mỡ đơn thuần (simple fatty live), gan nhiễm mỡ không do rượu có tổn thương tế bào gan (nonalcoholic steatosehepatitis), gan nhiễm mỡ do rượu (steatose hepatitis), gan nhiễm mỡ do rượu có kèm viêm gan (alcoholicsteatose hepatitis) và cuối cùng là xơ gan không do rượu (nonalcoholic cirrhosis) hay xơ gan do rượu (alcoholic cirrhosis).

Tiên lượng đối với những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nhưng không nghiện rượu theo thống kê cho thấy có 2% bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ đơn thuần sẽ chuyển thành xơ gan trong khoảng 15-20 năm sau. 12% những người đã bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan sẽ chuyển thành xơ gan trong khoảng tám năm. Ngoài ra, những người bị gan nhiễm mỡ dễ bị tử vong do các bệnh lý tim mạch và bệnh lý của não hơn những người không bị gan nhiễm mỡ. Đối với những người nghiện rượu, nếu uống rượu liên tục trong khoảng ba tuần lễ là gan bắt đầu có hiện tượng nhiễm mỡ. 40% những người nghiện rượu đều bị gan nhiễm mỡ kèm viêm tế bào gan. Trong trường hợp nhiễm mỡ cùng với viêm tế bào gan do rượu tiên lượng xấu hơn rất nhiều, gan sẽ bị viêm ngày càng nặng hơn đồng thời xơ gan sẽ xuất hiện rất sớm.

Gan nhiễm mỡ không phải là hiện tượng bình thường của tuổi tác hay một bệnh cảnh nhẹ lành tính, không nguy hiểm, không cần phải quan tâm nhiều mà ngược lại, chúng ta phải rất cẩn trọng khi bị gan nhiễm mỡ. Như đã trình bày ở trên, gan nhiễm mỡ đơn thuần là thể nhẹ nhất thì trong 100 người sẽ có hai người bị xơ gan. Còn những những trường hợp khác, đặc biệt là hiện tượng nhiễm mỡ kèm viêm gan do rượu thì tiên lượng xấu nếu không kịp thời điều trị.

Xem thêm: giai doc gan| viêm gan siêu vi B| viêm gan siêu vi| viem gan sieu vi| cách điều trị viêm gan B

Ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu…

Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng. Gan nhiễm mỡ ở hầu hết các trường hợp chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Tuy nhiên, 20% gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến xơ gan.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiem mo như suy dinh dưỡng, điều trị giảm cân, sử dụng một số loại thuốc; Các bệnh đường ruột, nhiễm HIV, viêm gan C. Gan nhiễm mỡ được coi là một căn bệnh xảy ra trên toàn thế giới và gặp ở đa số những người uống quá nhiều rượu và những người béo phì.

Người bị gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng gì. Chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược, hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Do vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ sau một xét nghiệm máu thường quy (thấy men gan tăng) hoặc sau khi được siêu âm.

Để tránh bị bệnh gan nhiễm mỡ, trước tiên, chúng ta cần có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất; Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tư); Hạn chế tối đa rượu bia; Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan; Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).

Theo đó, bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng trước khi bắt đầu bất kỳ loại chế độ ăn uống mới hoặc chương trình tập luyện. Chú ý năng lượng cá nhân và chế độ ăn uống phụ thuộc vào tuổi tác, chiều cao, cân nặng hiện tại, mức độ hoạt động, giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ và sự hiện diện của các điều kiện sức khỏe khác như mắc các bệnh khác như: tiểu đường, cholesterol cao…

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Khái quát về bệnh viêm gan siêu vi B


Bệnh viêm gan siêu vi B cũng được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm, lan rộng khắp nơi trên thế giới, và có mức độ nguy hiểm vượt xa so với bệnh viêm gan siêu vi A. Hiện trên thế giới có khoảng 300 triệu người đang mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính, và ước tính trong số đó có chừng 250 ngàn người sẽ chết vì bệnh này mỗi năm.

Riêng ở Việt Nam, số người nhiễm siêu vi B được ước tính là khoảng từ 15% đến 20%. Như vậy, ít nhất là cứ khoảng 6 đến 7 người thì có một người bị nhiễm siêu vi B. Con số này quả thật rất có ý nghĩa đối với những ai từ trước đến nay chưa thật sự quan tâm đến căn bệnh nguy hiểm này.

Viêm gan siêu vi B là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chai gan và ung thư gan. Có khoảng 10% số người nhiễm siêu vi B có nguy cơ sẽ phát triển thành viêm gan mạn tính. Phụ nữ trong thời kỳ sanh nở bị nhiễm siêu vi B có thể sẽ lây bệnh sang cho con một cách dễ dàng. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được tầm quan trọng của chủ trương chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh hiện nay.

Siêu vi B lây lan qua đường máu, kim chích không tiệt trùng và ngay cả qua hoạt động tình dục. Bệnh sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn nếu bị nhiễm cùng lúc với các loại siêu vi viêm gan khác, hoặc lúc cơ thể đang nhiễm trùng.

Bệnh tiến triển gây ra chai gan, và việc sử dụng rượu, bia càng thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa quá trình này.

Viem gan sieu vi B là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm gan cấp tính (acute hepatitis) và ung thư gan (liver cancer). Tuy thuốc chích ngừa viêm gan B đã có từ hơn 20 năm qua, nhưng bệnh vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn ở các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển, và giảm thấp ở các nước giàu có. Nói chung, tỷ lệ nhiễm bệnh này trên toàn thế giới biến động từ một phần ngàn (nơi thấp nhất) cho đến một phần tư (nơi cao nhất). Tính tổng quát trên toàn thế giới hiện có ít nhất là 300 triệu người đang bị viêm gan siêu vi B, và mức độ tử vong hàng năm là khoảng 250.000 người.

Theo như các số liệu thống kê hiện nay thì các nước như Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand, và một số nước châu Âu như Pháp, Thụy Sĩ, Đức ... là những nước có tỷ lệ bệnh viêm gan siêu vi B thấp nhất, chỉ từ 0,1 cho đến 2% mà thôi. Ngược lại, các nước châu Á nói chung được xem là có tỷ lệ mắc bệnh này khá cao. Tuy nhiên, dù là rất thấp thì mỗi năm ở Hoa Kỳ người ta cũng ước tính có từ 140.000 đến 320.000 trường hợp nhiễm siêu vi B!

Xem thêm:  phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| phuong phap tot nhat dieu tri viem gan B| bệnh gan| giai doc gan

Bài thuốc hay chữa bệnh viêm gan


Bệnh viêm gan thuộc phạm vi các chứng hoàng đản của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do cơ thể suy nhược, ăn uống không hợp lý, tình chí không thoải mái, can không được sơ tiết thường làm tổn thương tỳ vị.  Tỳ vị hư nhược, hàn thấp hoặc thấp nhiệt uất kết ở trung tiêu lại gặp phải thời khí ôn dịch, dễ dẫn đến viêm gan.  Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
Đông y chia hoàng đản làm hai loại: dương hoàng và âm hoàng. Dương hoàng: biểu hiện mặt, mắt vàng tươi, sáng như màu quả quýt, da vàng nhuận, bệnh nhân cảm giác lợm giọng, nôn ọe, vùng thượng vị đau tức, nước tiểu đỏ và sẻn, có sốt, thân thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc trắng mỏng, chất lưỡi đỏ. Âm hoàng: biểu hiện mặt, mắt và da vàng tối, bụng đầy, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng thượng vị, trung vị, hạ vị, sốt, người mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng trơn, chất lưỡi nhợt. Xin giới thiệu một số bài trà thuốc giúp tăng cường chức năng gan, phòng chữa bệnh này.

Bài 1: nhân trần 30g, đường cát trắng vừa đủ. Nhân trần nấu nước, lọc bỏ bã, pha đường, cho vào phích uống thay chè. Ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng, trị viêm gan vàng da.
Bài 2: xa tiền tử 300g, nhân trần 150g, lá liễu tươi 500g. Cho cả 3 thứ vào nấu nước, uống thay chè. 2 ngày uống 1 thang, liên tục 15 ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp, lợi đởm thoái hoàng. Chữa viêm gan vàng da cấp.
Bài 3: uất kim (tẩm giấm) 10g, cam thảo sao 5g, chè 2g, mật ong 25g. Cho cả 4 thứ vào nồi, đổ 1.000ml nước đun sôi 10 phút, lọc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: thư can giải uất, lợi thấp. Chữa viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ...
Bài 4: cỏ lưỡi rắn 25g (tươi càng tốt), cam thảo 10g, chè 3g. Cho cỏ lưỡi rắn và cam thảo vào nồi, đổ ngập nước đun nhỏ lửa còn lại khoảng 400ml, lọc bỏ bã, đun sôi lại rồi bỏ chè vào pha. Ngày 1 thang, uống nóng lúc nào cũng được. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, tán kết giải độc. Hỗ trợ dieu tri viem gan , phục hồi chức năng gan.Lưu ý: Thời gian pha hoặc nấu chè không nên lâu quá. Khi pha phải dùng nước thật sôi, hãm 10 - 15 phút. Nên uống trà lúc đang nóng, pha xong uống ngay, không uống trà đã để qua đêm. Các dược liệu phải có chất lượng tốt, sạch sẽ, tránh mốc.

Xem thêm: benh gan B| benh viem gan A| gan nhiem mo| chua benh ung thu| bệnh gan nhiễm mỡ


Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Đang chích ngừa viêm gan siêu vi có nên cắt amidan


Chào bác sĩ, Tôi đã 42 tuổi (nam), bị viêm amidan cũng khá lâu rồi. Trái gió trở trời là nó hành viêm họng, hết đợt này đến đợt khác. Vậy tôi có nên cắt amidan không? Hiện tôi cũng đang chích ngừa viêm gan siêu vi B, nếu cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Mong BS tư vấn giúp. Cảm ơn BS! (Quang Hà - Bình Thuận)

Chào anh,

Anh chỉ cho AloBacsi biết là anh bị viêm amidan, bị hết đợt này đến đợt khác nhưng không nói rõ cá triệu chứng và thời gian bao lâu thì bị một đợt? Anh đã được khám chuyên khoa Tai mũi họng hay chưa? Viêm amidan là do anh nghĩ hay chẩn đoán của bác sĩ?

Sau đây AloBacsi thông tin thêm về bệnh lý viêm amidan để anh tham khảo nhé: có viêm amidan cấp và viêm amidan mạn.

- Viêm amidan cấp: là viêm sung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái, do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Triệu chứng sốt, mệt mỏi, khô rát họng, nóng trong họng, đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng khi nuốt, khi ho, viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản gây ho, đau và có đờm nhầy, khàn tiếng, 2 amidan sưng đỏ.

- Viêm amidan mạn tính: có hai thể: quá phát và xơ teo. Thể quá phát thường gặp ở trẻ em hoặc người trẻ; thể xơ teo thường gặp ở người lớn. Triệu chứng nghèo nàn, thường có cảm giác nuốt vướng họng, đôi khi có cảm giác đau như: có dị vật trong họng, đau lan lên tai, hơi thở hôi, trẻ em thở khò khè, ngủ ngáy to.

Cắt amidan là phương pháp điều trị hữu hiệu khi được chỉ định chính xác nhằm loại bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành ổ viêm nhiễm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắt hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.

Nên cắt amidan trong các trường hợp sau đây:
+ Viêm amidan mạn tính, có 3-4 đợt tái phát trong 1 năm.
+ Áp xe quanh amidan ít nhất 1 lần phải nhập viện điều trị.
+ Viêm amidan gây biến chứng thấp khớp, viêm vi cầu thận.
+ Viêm amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt.
+ Amidan to một bên nghi ngờ ung thư amidan.

 Do vậy, việc cắt amidan không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Với bệnh lý của anh, anh nên đến BV tuyến tỉnh có chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ khám và đánh giá mức độ viêm nhiễm amidan của anh có chỉ định phẫu thuật chưa? Nếu có chỉ định thì anh vẫn có thể cắt amidan trong thời gian tiêm ngừa bệnh viêm gan siêu vi B mà không gây ảnh hưởng gì.

Xem thêm: gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| bệnh gan nhiễm mỡ| chua benh ung thu| benh gan B| benh viem gan A

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Bao lâu thì tiêm nhắc viêm gan B cho trẻ?


Con Trai Tôi Được 6 Tuổi, Đã Tiêm Ngừa Benh Gan B Được 4 Lần (Lúc Mới Sinh Ra Và Liên Tiếp 2 Mũi Tiếp Theo Và Một Mũi Khi Bé 1 Tuổi).
Vậy đến năm bé 6 tuổi thì có phải chích nhắc lại như người lớn hay để đến lúc 8 tuổi mới tiêm? Tiêm nhiều lần văcxin viêm gan B vào người có tốt không?
Lê Ngọc An (quận 3, TPHCM)

TS Phạm Như Hải trả lời: Theo quan điểm của chương trình tiêm chủng quốc gia, sau 3 mũi tiêm ngừa viêm gan B thì không cần tiêm nhắc lại do tồn tại "trí nhớ miễn dịch" trong cơ thể người được chủng ngừa. Chính yếu tố này sẽ khởi phát cơ chế bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với virus viêm gan B ở những lần sau.

Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, có một số trường hợp người được tiêm (cả người lớn lẫn trẻ em) đủ số mũi tiêm (theo quy định) vẫn có ngưỡng kháng thể thấp (AcHBs < 10mUI) do đó vẫn cần kiểm tra và nhắc lại khi cần thiết. Văcxin viêm gan B đã được chứng minh về tính an toàn qua hàng trăm thử nghiệm lâm sàng nên việc tiêm dư loại văcxin này vào người không gây những phản ứng bất.

Xem thêm: viêm gan siêu vi| chua benh ung thu| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| bệnh gan nhiễm mỡ| Benh viem gan A| bệnh viêm gan

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Bệnh gan B không phải vô phương cứu chữa


Tôi bị benh gan B đã hơn 10 năm rồi.Như các bạn biết,bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi mà phải sống chung với nó cả đời nếu như chúng ta luôn giữ cho men gan ổn định.

 
Khi men gan tăng cao so với chỉ số cho phép thì bạn phải nhập viện để điều trị cho men gan hạ xuống.Nếu bạn để men gan tăng cao trong một thời gian dài sẽ dẫn đến gan bị xơ và chuyển thể thành xơ gan cổ trướng, khi đã bị xơ gan cổ trướng thì thường chỉ sống được 6 tháng đến dưới 1 năm.
 
Năm 2006 chỉ số men gan của tôi cao gấp 37 lần so với chỉ số cho phép.Tôi đã phải nhập viện để truyền kháng sinh,thời gian nằm viện của tôi là hơn một tháng và tôi đã tiêu hết 30 triệu đồng cho lần điều trị này.Sau đợt điều trị men gan của tôi giảm xuống còn 450,tức là cao gấp 12 lần so với chỉ số men gan quy định.Tạm gác lại việc chữa bệnh tôi tiếp tục đi làm.Tháng 9 năm 2012 tôi thấy cơ thể mình lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi,tôi đã đi xét nghiệm men gan,lần này men gan của tôi tăng 1.500,gấp 40 lần chỉ số cho phép(các bác sĩ đã cho tôi biết nếu không khẩn trương điều trị tôi chỉ có thể sống được một năm nữa).Vốn là một CEO công việc của tôi vô cùng bận rộn,tôi không thể nghỉ vào lúc này.Được một người họ hàng mách nên tôi điều trị bằng Đông y thì không phải nhập viện,lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí.Lúc đầu tôi không tin lắm vào Đông y nhưng với hoàn cảnh của tôi,tôi không thể không thử.Tôi tìm đến nhà Lương Y Nguyễn Sỹ Bằng ở xóm 9- Thôn Đồng Mít- Xã Đồng Tâm- Huyện Mỹ Đức- TP Hà Nội để khám và điều trị.So với những phòng khám đông y ở TP Hà Nội,thì phòng khám của Lương y Nguyễn Sỹ Bằng khá giản dị và là nơi sinh sống của cả gia đình.
 
Sau 10 ngày uống thuốc bắc tôi thấy cơ thể mình tiến triển rất tốt hơn hẳn với lần điều trị tại bệnh viện năm 2006 đặc biệt là tôi vẫn có thể làm việc bình thường. Sau hơn 1 tháng điều trị tôi đã uống hết 15 thang thuốc bắc với giá cực rẻ hơn 300.000 VNĐ. Để xem lại kết quả sau một tháng điều trị bằng đông y,tôi đã đến bệnh viện Bạch Mai Hà Nội để làm các xét nghiệm men gan,đếm virut và kết quả đã ngoài mong đợi của tôi ,chỉ số men gan của tôi lúc này là 36 trong khi đó chỉ số men gan cho phép là 37 trước sự ngỡ ngàng của nhiều bác sỹ.Để giữ cho men gan ổn định Lương y Nguyễn Sỹ Bằng khuyên tôi cứ 6 tháng lại uống thuốc một lần.
 
Trong quá trình điều trị bằng Đông y tại nhà Lương y Nguyễn Sỹ Bằng tôi cũng đã gặp rất nhiều các bệnh nhân bị xơ gan cổ chướng gia đoạn cuối mà bệnh viện đã trả về.Tôi lân la hỏi chuyện xem họ điều trị ở đây thế nào,họ nói rất tốt hiện bụng đã sẹp,hết dịch và không còn đau như trước,có những bệnh nhân đã điều trị ở đây được 5 năm,sau khi bệnh viện không thể làm gì hơn khi lá gan của họ đã ở giai đoạn xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối.
 
P/s: Có rất nhiều người may mắn hơn tôi và những bệnh nhân bị bệnh viêm gan B khác, là thoát khỏi căn bệnh quái ác này.Vậy khi đọc được những thông tin trên các bạn hãy giúp tôi làm một việc tốt là gửi những thông điệp trên cho mọi người được biết.(Giúp những bệnh nhân bị viêm gan B tìm được địa chỉ chữa bệnh tốt nhất,tiết kiệm được rất nhiều phí điều trị đặc biệt là những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.)  

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì



Xin hỏi người bệnh gan nhiễm mỡ ăn gì thì tốt, rất nhiều người nói rằng gan nhiễm mỡ có thể điều chỉnh thông qua việc ăn uống, như vậy có đúng không, bị gan nhiễm mỡ ăn gì thì tốt ,gan nhiễm mỡ có thể ăn gì thì khỏi?

Cách đây không lâu vợ tôi kiểm tra bị gan nhiễm mỡ, hiện bệnh tình chưa nghiêm trọng lắm, tôi muốn tìm hiểu một chút những loại thực phẩm nào tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ?

Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, một số người già hoặc bị béo phì hoặc lười vận động trong thời gian dài, thường xuyên ăn uống những loại thực phẩm có lượng đường, mỡ, calo cao do lượng mỡ trong cơ thể không chuyển hóa được, hoặc sự trao đổi đường quá nhiều sẽ dẫn đến gan nhiem mo, thời kỳ đầu gan nhiem mo không ảnh hưởng gì lớn cho người bệnh, nhưng một khi bệnh tình tiếp tục phát triển, sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, tổn thương gan, gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Gan nhiem mo :

Chuyên gia cho biết, người bị gan nhiễm mỡ có thể thông qua chế độ ăn uống phù hợp để khống chế sự phát triển của bệnh tình cũng như tổn thương gan. Trong cuộc sống hàng ngày bệnh nhân nên khống chế lượng ăn uống, giảm đường, calo, chất béo, lipit, muối thay vào đó thì nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, rong biển, tảo biển… các loại vitamin A,D làm sao cho chế độ ăn cân bằng. Ăn thực phẩm giàu vitamin có thể bảo vệ gan như: nấm hương, rong biển, carot, mộc nhĩ và những thực phẩm giàu protein cũng không thể thiếu, hy vọng bệnh nhân ăn uống hợp lý, đảm bảo bệnh tình hồi phục một cách hiệu quả ,giảm bớt sự tổn thương gan.

Chua benh gan nhiem mo  như thế nào ?

Khi đã hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì cho tốt, chuyên gia nhắc nhở bệnh nhân không phải bệnh gan nhiễm mỡ nào thông qua chế độ ăn uống mà điều chỉnh được; rất nhiều bệnh nhân gan nhiễm mỡ đều cần được điều trị kịp thời, định kỳ tại các bệnh viện chính quy.

Phòng khám của chúng tôi là nơi hội tụ các chuyên gia điều trị bệnh gan, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng liệu pháp mới nhất của Đức “ liệu pháp Ozone ” vào điều trị các bệnh về gan. Liệu pháp này đem lại hiệu quả điều trị cao trong thời gian ngắn. Hoan nghênh các bạn đến thăm khám và điều trị!

Xem thêm: cach chua benh nong gan| chữa bệnh gan| chua benh ve gan| chua benh ve gan cap| dieu tri viem gan

Vai trò sinh thiết gan trong viêm gan B mạn tính ?


Sinh thiết gan là phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu benh gan B mạn. Xét nghiệm này có giá trị bởi vì một mẫu mô nhỏ được lấy từ gan là đại diện cho toàn bộ phần gan còn lại. Hơn nữa, chẩn đoán viêm gan mạn có thể thường thực hiện qua sinh thiết. Tuy nhiên, loại viêm gan mạn không thể xác định qua sinh thiết như viêm gan mạn do HBV hay HCV, hay viêm gan tự miễn.



Bệnh sử của bệnh nhân, khám lâm sàng, xét nghiệm chức năng gan và huyết thanh chẩn đoán cùng với kết quả sinh thiết được thực hiện để chẩn đoán các loại viêm gan mạn chuyên biệt. Sinh thiết gan còn là một kiểm tra tình trạng tổn thương gan (do viêm) và sẹo hóa trong viêm gan mạn và xơ gan. Những thông tin từ mẫu sinh thiết sau đó được sử dụng để xác định tiên lượng bệnh cũng như sự cần thiết điều trị kháng vi rút.

Xem thêm: viêm gan siêu vi| viem gan sieu vi| gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Rau chống bệnh gan nhiễm mỡ



Gan nhiễm mỡ là một trong những biểu hiện của tình trạng dư thừa chất béo. Mỡ còn có thể tích tụ ở một số cơ quan khác như tim, tụy, mạch máu, não, mô bụng, mông, cổ. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ được nói đến nhiều nhờ máy siêu âm.
Sự dư thừa chất béo trong cơ thể có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Một số nghiên cứu gần đây cho biết gan nhiễm mỡ thường đi kèm với rối loạn lipid máu và rối loạn men gan.

Hiện nay việc điều trị bệnh gan nhiem mo không phải dễ dàng vì nếu có một loại thuốc nào lấy được mỡ ở gan thì nó cũng có thể lấy được mỡ ở bất kỳ chỗ nào khác. Đó là điều chúng ta mong ước.
Để phòng ngừa gan nhiễm mỡ chúng ta cần: Tránh ăn nhiều chất béo, đường, bột, không uống nhiều rượu và thường xuyên vận động. Tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng thích nghi với sức khỏe hoặc vận động tích cực để chống loãng xương, giảm béo; Biết nghỉ ngơi thư giãn, cuộc sống phải thoải mái, vô tư. Dưới đây là những thức ăn từ rau củ có tác dụng phòng chống gan nhiễm mỡ.

Tỏi: Vài năm nay người ta tiến hành nhiều nghiên cứu tác dụng giảm mỡ của tỏi, kết quả cho thấy tỏi và các chế phẩm của tỏi giảm mức bình quân của triglycerid và cholesterol. Hoạt chất chính trong củ tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur vinyl. Trong tỏi giàu chất cay bay hơi có hợp chất sulfur, có thể tẩy trừ chất mỡ lắng đọng trong mạch máu. Nghiên cứu còn chứng minh, dùng tỏi giúp trì hoãn việc hình thành và phát sinh gan nhiễm mỡ.
Lưu ý: Y học cổ truyền cho rằng những người mắc bệnh âm hư hỏa vượng và bệnh ở mắt, miệng, lưỡi, hầu họng… không nên dùng nhiều.

Củ hành tây: Hành tây chứa chất disulfur allyl và propyl giúp tăng hoạt tính men phân giải chất xơ, xúc tiến phân giải cục máu đông và giảm mỡ trong máu, giúp giảm áp lực máu ngoại vi, làm cho huyết áp ổn định, và phòng ngừa các bệnh tim mạch khác. Do vậy, hành tây là món ăn giá trị cho người bệnh cao mỡ máu có kèm gan nhiễm mỡ.

Củ cải: Có tác dụng giải độc, trợ tiêu hóa, trừ táo bón, hạ huyết áp, giảm mỡ. Củ cải có tác dụng xúc tiến chuyển hóa chất mỡ, tránh tích tụ mỡ dưới da, có tác dụng giảm béo phì rõ rệt. Củ cải không chỉ giúp phòng ngừa chứng cao mỡ máu, chứng béo phì kèm gan nhiễm mỡ, và acid coumaric còn có tác dụng giảm đường huyết và ổn định huyết áp. Cho nên, người xưa đã cho rằng củ cải là “Thổ địa sâm” và câu nói hoa mỹ “Mùa hè ăn củ cải mùa đông ăn gừng“.

Rau cần: Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, rau cần có tác dụng giảm cholesterol và phân giải chất mỡ. Rau cần thêm các gia vị sẽ chế thành món nguội, có công hiệu thông huyết mạch, hạ huyết áp, thanh gan giảm mỡ, khử phong sáng mắt, sảng khoái lợi tiểu và bảo vệ các mao mạch… là thức ăn lý tưởng cho người bệnh cao mỡ máu kèm gan nhiễm mỡ.

Dưa leo: Giúp ổn định huyết áp, giảm béo phì, phiền khát, hầu họng sưng đau, dưa leo chứa chất xơ, có tác dụng nhất định thúc đẩy sự bài tiết chất bã thức ăn và giảm cholesterol. Dưa leo chứa acid malonic, có thể ức chế chất đường chuyển hóa thành chất mỡ, thích hợp cho người bệnh béo phì, cao mỡ máu, tăng huyết áp, thống phong.



Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Viêm gan B xuất hiện hôn mê


Không biết rằng benh gan B xuất hiện hôn mê gan gọi là gì? Chuyên gia chỉ ra rằng viêm gan B xuất hiện hôn mê gan là bệnh tình đã chuyển biến xấu, kiến nghị bệnh nhân sớm đến bệnh viện, phòng khám chuyên gan để chẩn đoán bệnh tình rồi chữa trị, dưới đây sẽ là giải đáp cụ thể về viêm gan B xuất hiện hôn mê gan có nghĩa là gì.
Bênh nhân hỏi :”bị viêm gan B xuất hiện hôn mê gan có nghĩa là gì? Chú của tôi là bệnh nhân viêm gan B đại tam dương, trước đây đã từng chữa trị ở bệnh viện, lúc xuất viện thì sức khỏe đã khá lên nhiều, nhưng một thời gian thì tình hình sức khỏe rõ ràng không bằng ngày trước, khi đến kiểm tra ở bệnh viện, kết quả là hôn mê gan, chúng tôi cũng không biết có nghĩa là gì? Xin hỏi viêm gan B xuất hiện hôn mê gan có nghĩa là gì? Có nghiêm trọng không? Nên chữa trị thế nào?” Dưới đây là giải đáp cho câu hỏi của bạn.
Chuyên gia phòng khám 12 Kim Mã nói rằng hôn mê gan là một triệu chứng viêm gan đã quá nặng, gây rối loạn tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương, rối loạn ý thức và biểu hiện chính là hôn mê, lâm sàng phân thành 2 loại là hôn mê cấp tính và hôn mê mãn tính, thường là bởi vì bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm vi khuẩn, tạo thêm gánh nặng cho gan, cũng có thể do bệnh nhân dùng thuốc không theo hướng dẫn, ăn uống không đúng cách gây nên.

Viêm gan B xuất hiện hôn mê gan có nghĩa là gì?
Viêm gan B xuất hiện hôn mê gan có nghĩa là gì?

Vậy thì viêm gan B xuất hiện hôn mê gan có nghĩa là gì?
Chuyên gia chỉ ra rằng một số bệnh nhân viêm gan B có xuất hiện hôn mê gan, cho thấy bệnh tình của bệnh nhân kém đi rất nhiều, để tránh bệnh tình ngày càng kém đi, người bệnh nên sớm tiến hành chữa trị theo phương pháp khoa học để có thể hồi phục sức khỏe, còn về chữa trị thế nào, chuyên gia kiến nghị bệnh nhân vẫn nên đối chứng trị liệu và sớm đến những bệnh viện phòng khám chuyên gan để kiểm tra nguyên nhân làm hôn mê gan rồi tiếm hành chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài việc tích cực điều trị ra cũng cần có thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và kiểm soát lượng protein, không ăn đồ khô và cứng, chất xơ và canxi càng không được ăn đồ lạnh, cay và cũng không được ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao, thực hiện theo khoa học là chia ra thành các bữa ăn nhỏ.
phòng khám chúng tôi là phòng khám chuyên khoa điều trị bệnh gan lớn, trang thiết bị tiên tiến, bác sỹ của phòng khám là các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm,nhân được sự tôn trọng của bệnh nhân, đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân viêm gan B, mang lại hạnh phúc cho rất nhiều bệnh nhân, nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của rất nhiều bệnh nhân.


Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Mẹ bị viêm gan siêu vi có lây sang con


Chị dâu tôi 29 tuổi, đã bị bệnh viêm gan siêu vi B từ trước khi lập gia đình. Chị vừa sanh em bé. Ngay ngày đầu tiên được sanh ra, em bé đã được bệnh viện tiêm phòng, vì biết bệnh lý của mẹ.

Chị dâu tôi nhất quyết không dám cho em bé bú sữa mẹ vì sợ tỷ lệl ây nhiễm bệnh cao từ mẹs ang con. Tôi thấy rất không tốt cho em bé về sau nếu không được bú sữa mẹ. Xin bác sĩ cho biết l iệu em bé bú sữa mẹtrong trường hợp này thì có gì nguy hại cho em bé không? Trân trọng cám ơn.
(Tiết Nghĩa)

Mẹ bị nhiễm viem gan sieu vi B sau khi sanh bé bệnh viện có chích ngừa cho bé, nhưng cũng cần phải xem khi mang thai mẹ có khám chuyên khoa gan hay không, để quyết định có điều trị phòng ngừa lây truyền mẹ sang con vào 3 tháng cuối thai kỳ nếu trong máu mẹ có nồng độ virus viêm gan B cao (dễ lây sang con ) hay không.

Về phần bé con sau sanh phải được chích ngừa 2 mũi (một mũi huyết thanh kháng siêu vi viêm gan-HBIg, một mũi thuốc để cơ thể tạo kháng thể bảo vệ như Engerix, HBVax…).

Bệnh viêm gan siêu vi  B có thể lây nhiễm cho con qua sữa mẹ. Do đó trẻ cần được cung cấp đủ 2 mũi chích ngừa trên. Nếu đã chích đủ thì trẻ có thể bú sữa mẹ được.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Viêm gan B có thể chữa được


Tôi bị bệnh viem gan B đã hơn 10 năm rồi.Như các bạn biết,bệnh viêm gan B không thể chữa khỏi mà phải sống chung với nó cả đời nếu như chúng ta luôn giữ cho men gan ổn định.

Khi men gan tăng cao so với chỉ số cho phép thì bạn phải nhập viện để điều trị cho men gan hạ xuống.Nếu bạn để men gan tăng cao trong một thời gian dài sẽ dẫn đến gan bị xơ và chuyển thể thành xơ gan cổ trướng, khi đã bị xơ gan cổ trướng thì thường chỉ sống được 6 tháng đến dưới 1 năm.

Năm 2006 chỉ số men gan của tôi cao gấp 37 lần so với chỉ số cho phép.Tôi đã phải nhập viện để truyền kháng sinh,thời gian nằm viện của tôi là hơn một tháng và tôi đã tiêu hết 30 triệu đồng cho lần điều trị này.Sau đợt điều trị men gan của tôi giảm xuống còn 450,tức là cao gấp 12 lần so với chỉ số men gan quy định.Tạm gác lại việc chữa bệnh tôi tiếp tục đi làm.Tháng 9 năm 2012 tôi thấy cơ thể mình lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi,tôi đã đi xét nghiệm men gan,lần này men gan của tôi tăng 1.500,gấp 40 lần chỉ số cho phép(các bác sĩ đã cho tôi biết nếu không khẩn trương điều trị tôi chỉ có thể sống được một năm nữa).Vốn là một CEO công việc của tôi vô cùng bận rộn,tôi không thể nghỉ vào lúc này.Được một người họ hàng mách nên tôi điều trị bằng Đông y thì không phải nhập viện,lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí.Lúc đầu tôi không tin lắm vào Đông y nhưng với hoàn cảnh của tôi,tôi không thể không thử.Tôi tìm đến nhà Lương Y Nguyễn Sỹ Bằng ở xóm 9- Thôn Đồng Mít- Xã Đồng Tâm- Huyện Mỹ Đức- TP Hà Nội để khám và điều trị.So với những phòng khám đông y ở TP Hà Nội,thì phòng khám của Lương y Nguyễn Sỹ Bằng khá giản dị và là nơi sinh sống của cả gia đình.

Xem thêm: phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| viêm gan siêu vi B| triệu chứng viêm gan B|benh gan B| bệnh viêm gan siêu vi B

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Thuốc giải độc gan bằng hoa quả


Thuoc giai doc gan bằng hoa quả

Lá gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Tất cả các chất vào cơ thể đều qua gan vào máu và đến các nơi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người mang những nguy cơ mắc bệnh về gan vì nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do uống quá nhiều rượu. Các loại hoa quả và thực phẩm là một vị thuoc giai doc gan.
Theo lý giải của các bác sĩ, sở dĩ như vậy là vì sau khi hấp thu, phần lớn rượu được chuyển hóa ở gan. Do đó, nếu uống rượu với số lượng quá nhiều, gan sẽ không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa giải độc rượu. Hậu quả là rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng, trong đó gan là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Điển hình cho các căn bệnh về gan là xơ gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm gan, ung thư gan.
Điều đáng nói là diễn tiến của bệnh gan thường kéo dài. Giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không để ý, đến khi có dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, bụng to, chân phù, chảy máu, chán ăn… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị. Do vậy, theo lời khuyên của các bác sĩ, những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ. Tốt nhất, để phòng ngừa các tổn thương ở gan do rượu bạn nên hạn chế uống rượu bia, đồng thời kết hợp ứng dụng các phương thức hiệu quả từ tự nhiên.    
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Giao, viện Công nghệ sinh học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có rất nhiều cây cối, hoa quả, trong đó có những hệ enzyme rất tốt cho cơ thể. Ngoài các vitamin, các chất xơ thì nó còn có cá hệ enzyme giúp bảo vệ cơ thể, chữa bệnh gan, bệnh viêm gan.


Cũng theo PGS Ngọc Giao, từ xưa đến nay, nhiều loại cây cỏ có tác dụng giải độc gan được sử dụng nhưng chủ yếu chế biến bằng cách nấu cao hoặc sắc nước để uống. Ngày nay, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp các tinh chất từ hoa trái, cỏ cây với mục đích ứng dụng hiệu quả vào thực tế, như hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan, đồng thời tăng cường kháng thể.
Có thể kể đến trong số này có tổng hợp Papain từ đu đủ, Alicin từ bột tỏi, Betacarotene từ gấc, quả trứng gà, Enzyme Peroxidase từ mướp đắng, củ cải cùng Pluriamin được thủy phân từ nhộng tằm tạo nên hợp chất hữu ích Naturens, cung cấp acid amin cần thiết cho cơ thế, ngăn ngừa tiền ung thư gan. Thực tế, mỗi loại nguyên liệu từ tự nhiên đó đều có tác dụng hữu hiệu trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Cụ thể:
- Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, chữa chứng mất ngủ, viêm dạ dày mãn tính, giúp hồi phục gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.  
- Tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư cùng các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol và giảm huyết áp.
- Gấc dùng để nấu xôi vừa ngon, đẹp lại nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt, gấc chứa nhiều betacaronten, là tiền sinh tố vitamin A, có lợi cho mắt. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa vitamin E, hữu hiệu để chống sạm da, khô da, rụng tóc.
- Quả trứng gà hay còn gọi là lêkima cũng là một loại trái cây có chứa nhiều carotene, vitamin B3 và các nhóm vitamin B khác, có khả năng chống lão hóa. Đặc biệt tinh dầu chiết xuất từ hạt lêkima còn có khả năng làm lành vết thương.
- Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết, lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.   - Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt, có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Nếu bị say, uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh tỉnh rượu
- Cây chó đẻ răng cưa, theo kinh nghiệm dân gian dùng làm thuốc, giã nát với muối chữa mụn nhọt, đặc biệt tốt cho gan bằng cách lấy 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc dùng để uống hàng ngày.
- Cây giảo cổ lam tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Xem thêm: viêm gan C mãn tính| bệnh viêm gan A| Benh gan B| viem gan B

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

8 loại vacxin người lớn nên dùng


Theo Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), sau đây là 8 loại vacxin cần tiêm phòng cho người trưởng thành:

1. Tday

Tday là loại vacxin chống bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, từng được tiêm khi con người ta còn nhỏ, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có chiều hướng tái phát trở lại, vì vậy cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt.

- Nhóm người cần tiêm: Tất cả người lớn

- Lịch tiêm: Nếu còn nhỏ chưa tiêm phòng uốn ván thì nên tiêm mũi tiêm 3 kết hợp nói trên, sau đó cứ 10 năm lại tiêm mũi uốn ván tăng cường.

2. HPV

Mặc dù đã được khuyến cáo dùng cho nhóm người vị thành niên, nhưng thực tế mới chỉ có 2,1% số người tiêm

- Nhóm người cần tiêm: Dưới 21 tuổi. Vacxin HPV phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người chưa hoạt động tình dục và phơi nhiễm virus HPV, vì vậy nên tiêm phòng càng sớm trước khi bước vào cuộc sống tình dục.

- Lịch tiêm: Có thể tiêm 3 mũi, một khi dưới 26 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 hai tháng và mũi 3 sau mũi 1 khoảng 6 tháng.

3. Viem gan B

Viêm gan siêu vi B có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe cho con người, nhất là người còn trong độ tuổi sinh sản và có cuộc sống tình dục mạnh, bởi nó có thể gây lan truyền qua các chất tiết của cơ thể người bệnh.

- Nhóm người cần tiêm: Có cuộc sống tình dục mạnh mẽ, sống chung với người viem gan sieu vi B mạn tính, những người mắc bệnh tiểu đường từ 59 tuổi trở ra. Bác sĩ không khuyến cáo những người già tiêm phòng vacxin này bởi bệnh viêm gan siêu vi B có chiều hướng giảm theo tuổi tác.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 3 mũi, mũi đầu càng sớm càng tốt, mũi 2 sau mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 sau mũi 14 tháng.

4. Benh viem gan A

Đây là căn bệnh có mối quan hệ rất mật thiết và có hậu quả giống như bệnh viêm gan B, thủ phạm dẫn đến căn bệnh nan y như xơ gan, ung thư gan. Không giống viêm gan B, viêm gan A có thể lan truyền qua đường ăn uống, du lịch.

- Nhóm người cần tiêm: Những người có sở thích đi du lịch đến những vùng dễ mắc bệnh như Nam hoặc Trung Mỹ, châu Phi, Trung Đông hay Ấn Độ.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 2 mũi, mũi đầu tiên bât kỳ vào thời điểm nào, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất khoảng nửa năm. Nếu đi du lịch thì nên tiêm trước 1 tháng trước khi khởi hành.

5. Viêm màng não

Mọi người đều có rủi ro mắc bệnh viêm màng não cao qua thông qua chất tiết cơ thể, tiếp xúc với người đã người nhiễm bệnh. Bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhóm vị thành niên từ 16 - 21 tuổi, những người sống trong môi trường gần gũi, ưa.

- Những người cần tiêm vacxin: Sinh viên mới nhập trường, thanh niên mới nhập ngũ, những người vừa du lịch đến vùng có rủi ro mắc bệnh cao (nhất là châu Phi).

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ nếu là sinh viên mới nhập trường và đã tiêm mũi đầu vào năm 16 tuổi thì tiêm mũi bổ sung trước khi đi học.

6. Sởi, quai bị và rubella

Nhóm bệnh này đã được con người thanh toán, nhưng gần đây đang có nguy cơ tái trở lại, nhất là khi ngành công nghiệp du lịch bùng nổ.

- Những người cần tiêm: Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao, sinh sau năm 1957 và khi còn nhỏ chưa tiêm.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi bất kỳ và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần. Ở những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh tỷ lệ mắc bệnh rất cao nên khi đi du lịch đến các nước này cũng nên tư vấn tiêm phòng trước khi chuyến đi được bắt đầu.

7. Bệnh phế cầu khuẩn

Đây là căn bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, chiếm 15 - 50% trong các ca viêm phổi, nhất là nhóm người có vấn đề về phổi, gan, tim và thận cũng như nhóm có sức khỏe hệ thống miễn dịch yếu.

- Nhóm người cần tiêm phòng: Trên 65 tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhóm người mắc bệnh mãn tính. Nếu là người nghiện thuốc lá, hen suyễn nên tiêm phòng từ khi bước vào tuổi 19 để giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ và tư vấn bác sĩ tiêm mũi thứ 2 vào thời điểm thích hợp.

8. Bệnh Zona

Bệnh zona hay giời leo (Shingles) là căn bệnh do siêu vi trùng Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu tạo nên. Vì vậy sau khi bị thủy đậu nếu hệ thống miễn dịch yếu thì bệnh này lại có nguy cơ tái phát, nhất là người lớn tuổi, người bị bệnh mãn tính.

- Nhóm cần tiêm: Người từ 60 tuổi trở ra, nhóm người trẻ tuổi ít khi mắc bệnh này.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi 1 bất kỳ vào thời điểm thích hợp.

Xem thêm: benh gan Bphương pháp tốt nhất điều trị viêm gan b| triệu chứng viêm gan B