Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Sữa cho bệnh nhân bị bệnh về thận

Ở những bệnh nhân suy thận, chức năng thanh lọc và thải trừ các chất không cần thiết trong cơ thể bị giảm đi rất nhiều so với người bình thường vì vậy chế độ dinh dưỡng của người suy thận phải được tính toán rất kỹ và hợp lý. Sữa nepro là lựa chọn hợp lý nhất hiện nay. Trước khi đi chi tiết từng sản phẩm sữa cho bệnh nhân suy thận chúng ta tìm hiểu về một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận

1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận

Nước và trọng lượng cơ thể

Trong suốt thời gian dài bệnh nhân bị suy thận và trước khi bệnh nhân được chạy thận nhân tạo, bệnh nhân phải sút cân, vì nếu cân nặng không giảm đi nghĩa là đã có sự ứ đọng muối và nước trong cơ thể. Có nhiều người phải giảm đi hơn 10kg trong một thời gian ngắn được chạy thận nhân tạo do lượng nước và muối dư thừa đã được loại bỏ ra ngoài, và nhiều trường hợp thể tích tuần hoàn giảm và huyết áp cao sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc.

Bệnh nhân suy thận phải theo dõi cân nặng của mình mỗi ngày vào một giờ nhất định với quần áo mặc trên người giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng cân hơn 0,5kg/ngày. Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều, nghĩa là bệnh nhân đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi đó bắt buộc phải giảm lượng nước uống và kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng.

Cảm giác khát nước phụ thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn của bệnh nhân. Vì vậy, nên giảm được lượng muối trong thức ăn, lượng nước đưa vào cơ thể sẽ tự động giảm đi vì khi đó người bệnh ít cảm thấy khát nước hơn.

>> than khảo thêm: sữa devondale

Lượng nước đưa vào cơ thể của bệnh nhân lọc thận 1 ngày theo nguyên tắc là 500ml/ ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh...) và có thể tăng thêm một lượng bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:

- Lượng nước uống hằng ngày của bệnh nhân suy thận (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml + lượng nước tiểu.

Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml nước/ngày.

Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái cây và rau.

Việc kiểm soát trọng lượng cơ thể là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau những tuần đầu chạy thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận được tuân thủ nghiêm ngặt, bệnh nhân có thể tăng cân nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn định cùng với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy thận nhân tạo.

Muối

Cơ thể bình thường hấp thu khoảng 8-12g muối mỗi ngày, hầu hết số muối này sẽ được thải trừ qua đường nước tiểu vì chúng không cần thiết cho cơ thể. Khi cả hai bên thận đều bị suy giảm chức năng, muối sẽ không được thải trừ ra ngoài mà ứ đọng trong cơ thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như phù, tăng huyết áp sẽ xuất hiện, gây các bệnh nghiêm trọng cấp tính như suy tim, ứ nước trong phổi gây tràn dịch màng phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải giới hạn lượng muối tối đa để tránh tăng huyết áp. Khi nào huyết áp chưa về mức bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối.

Chạy thận nhân tạo có thể thải trừ bớt muối với điều kiện lượng muối hấp thu vào cơ thể không quá nhiều. Khi huyết áp đã trở lại bình thường, người bệnh có thể dùng thêm một ít muối nhưng lưu ý phải rất cẩn thận, càng kiêng muối được càng tốt.

Bệnh nhân suy thận không được tăng quá 0,5kg/ngày và huyết áp không được quá 160/90mmHg trước khi chạy thận nhân tạo .

Nếu huyết áp trước khi chạy thận quá cao hoặc tăng cân quá nhiều, cần kiểm tra xem có phải bệnh nhân đã quá nhiều muối hay không (sự tăng cân quá nhiều thường là do dùng muối quá nhiều). Khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều, cần phải rút nhiều nước trong lúc chạy thận, điều này không dễ dàng và thường gây nhiều tai biến và biến chứng.

Chế độ kiêng muối ngoài việc bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn còn phải kiêng cả những loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao...

>>> xem thêm: sữa calosure

Chất kali

Chất kali bị ứ đọng lại do không được thải trừ ra ngoài cơ thể khi bị suy thận, nồng độ kali trong máu trên 6,5mmol/l sẽ hết sức nguy hiểm vì có thể làm loạn nhịp tim và dẫn tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong đột ngột mà không có triệu chứng báo trước. Vì vậy, những bệnh nhân suy thận cần tránh ăn các thức ăn có chứa nhiều kali như trái cây, nhất là cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, dâu... Một số loại quả chứa ít kali hơn như quả táo, lê, dưa hấu... Các loại quả, hạt khô như lạc, hạt điều, hạt dẻ, sô-cô-la, cà phê có chứa lượng kali nhiều hơn chuối đến 10 lần.

Rau tươi cũng có nhiều kali nhưng có thể dùng được sau khi đun 2-3 lần và bỏ nước luộc rau. Thực phẩm chứa ít Kali là gạo, mì

Protein

Protein là thành phần chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho sự sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng ăn protein sẽ sinh ra urê và khi bị suy thận urê bị tích tụ lại trong cơ thể . Vì vậy, trước khi chạy thận nhân tạo, bệnh nhân phải theo chế độ ăn giảm đạm; Nhưng khi đã được chạy thận nhân tạo thì thận nhân tạo thải loại được urê khỏi cơ thể, nên bệnh nhân có thể và bắt buộc phải ăn vào một lượng protein như người bình thường (Vì vậy sữa cho bệnh nhân trước chạy thận nhân tạo và sau chạy thận nhân tạo có hàm lượng protein khác nhau).

Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân sau chạy thận nhân tạo cần phải có thịt: gà, cá, trứng (lòng trắng) vì các loại này chứa lượng protein có chất lượng cao, giúp bổ sung cho hoạt động hằng ngày của hệ cơ. Ngoài protein từ động vật, cũng có thể dùng protein có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành, đậu xanh..., nhưng hết sức cẩn thận vì đậu chứa khá nhiều kali.

Phosphore

Phosphore ít được lọc qua thận nhân tạo, phosphore là thành phần trong hầu hết các loại thức ăn, nhất là các loại có chứa nhiều chất protein, nhất là sữa.

Khi phosphore trong máu tăng, sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp và cùng với calci bám đóng vào thành mạch máu.

Các thuốc ngăn cản sự hấp thu phosphore ở máu không đủ để kiểm soát tình trạng tăng phosphore máu, vì vậy cần giảm các loại thức ăn có chứa nhiều phosphore như sữa, pho-mát, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, các loại rau quả khô.

Năng lượng

Cần phải được cung cấp đầy đủ để sử dụng chất đạm. Bình thường cơ thể cần 35-40calo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ; đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét