Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Nguyên tắc chuẩn để phục hồi sức khỏe sau sinh

Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy, trong thời kỳ mang thai cũng như thời kỳ nghỉ sinh, việc chăm sóc ăn uống cho sản phụ là điều không thể xem thường, một là bổ sung sự tiêu hao năng lượng, hai là bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.

>>> tham khảo: sữa glico dòng sữa thanh mát nhất hiện nay


Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu
Protein (đạm): thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều chứa rất nhiều protein động vật.Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa một lượng lớn protein thực vật.
Chất béo: các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.
Chất đường: tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.
Chất khoáng: trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.
>>> tham khảo: sữa prosure cho bệnh nhân ung thư
Vitamin: gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi… Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại… Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...
Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.
Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê…
Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích. Tránh táo bón, vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.
Không kiêng cữ một cách quá mù quáng. Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Ăn uống hợp vệ sinh. 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.
>>> tham khảo: sữa meta care được ưa chuông nhất hiện nay
Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...
Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm đau bụng sau khi sinh.
Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.
Trên cơ sở các nguyên tắc đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực đơn phù hợp cho mình, nhằm đảm bảo sự hồi phục sức khỏe sau khi sinh và chất lượng sữa cho trẻ tốt nhất.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Thảo dược vàng trị dứt điểm cơn ho cho bé

Mẹ biết không, phần lớn viêm họng là do vi rút, trong khi đó kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên mẹ đừng lo, hãy lắng nghe mẹ Thái (tỉnh Bình Dương) chia sẻ cách giúp con 3 ngày hết sổ mũi, 7 ngày hết ho nhé.

>>> tham khảo: Sữa hikid phát triển chiều cao vượt trội


Nhớ lại những ngày tháng vất vả, gian nan
Tôi biết chị Thái qua một bức tâm thư dài “đẫm nước mắt” mà chị chia sẻ trên trang fanpage BigBB Plus lúc 0h30 phút sáng. Chặng đường nuôi con của chị thật lắm gian nan. Tôi thật sự cảm phục sự kiên cường, đức hi sinh của chị dành cho đứa con của mình!
Bé Phong sinh non vào cuối năm 2013, khi sinh bé bị vỡ ối nằm trong bụng mẹ suốt 20 tiếng bác sĩ mới can thiệp. Lần đầu làm mẹ mọi thứ còn bỡ ngỡ, lại không có ông bà nội ngoại phụ giúp, có lẽ vì thế mà trong suốt 2 năm đầu, chị Thái chật vật với bệnh tật liên miên của con trai. Bắt đầu từ tháng thứ 3, bé Phong bị viêm họng, sổ mũi liên tục, đi bệnh viện Nhi như cơm bữa, cứ hai ngày bác sĩ lại hẹn tái khám một lần! 
Chị kể: "Ở Bình Dương có 3 trung tâm nhi chỗ nào con mình cũng hai cuốn sổ. Đi bác sĩ mệt quá người ta bảo đi lấy thuốc bắc, thuốc nam mình cũng đi hết. Trời! Thằng bé nhà mình vẫn bệnh 30 ngày đầy đủ của tháng. Mỗi sáng ngủ dậy hắt hơi nước mũi chảy ra vàng khè. Ngày nào mình cũng xịt nước muối, rồi hút mũi cho con mà cũng không tác dụng."
>>> tham khảo: sữa biomil cho bé phát triển toàn diện hơn
Nhiều khi bệnh bớt, chị Thái lại trưng thêm tắc, hẹ, tần, bông khế… cho con uống, nhưng cũng chỉ được vài ngay sau bé lại ho cả ngày lẫn đêm, quấy khóc liên tục.
Chị thắc mắc hỏi bác sĩ có cách nào không, bác sĩ trả lời: “Trẻ con phải qua 5 tuổi mới hết bệnh, đứa nào chả thế!” Nghe cũng buồn nhưng chị chẳng biết làm sao. Nhiều khi chăm con mệt quá thức trắng đêm với con, hai vợ chồng chị cũng đổ bệnh theo con.
Còn bé Phong khi sinh ra mát sữa bụ bẫm là thế, nhưng vì ốm đau nhiều quá nên khi 16, 17 tháng, bé Phong cũng chỉ được 10kg.
Chị thốt lên bất lực: “Mình cũng chăm con sạch sẽ, cho con ăn uống đầy đủ, cái gì tốt cho con mình cũng làm rồi mà sao nuôi con khổ thế?”
Rồi con khỏe mạnh “như có phép lạ”
Mãi đến khi chị Thái có bầu em bé thứ hai, bé Phong vẫn bệnh triền miên như vậy. Nhiều khi đang mải mê trên bục giảng lại thấy điện thoại rung bần bật báo con sốt, con bệnh. Chị đi làm mà lòng cồn cào, đi trễ mà toàn phải về sớm để về chăm con. 
Chị đọc báo biết đến BigBB Plus lâu rồi, nhưng đắn đo mãi vì không biết có hiệu quả không, lại phải bỏ một khoản tiền lớn ra trong khi kinh tế nhà chị lại không khá giả gì. Nhưng lúc sắp sinh bé thứ hai, thì bé đầu mới 19 tháng nên chị quyết định mua dùng thử. Lần đầu, chị lấy 3 hộp BigBB Plus màu hồng. Uống hết hộp đầu tiên trong 1 tuần, chị hết sức bất ngờ khi con đã hết hẳn nước đờm ở mũi. Uống hết hộp thứ hai, bé Phong bắt đầu ăn được và đỡ hẳn ho. Chị mừng phát khóc!
Thảo dược Kha tử kết hợp với Bướm bạc trong BigBB Plus – chính là bí quyết trị ho đờm, sổ mũi do viêm mũi họng cho trẻ
Nay bé Phong 32 tháng tuổi được 16kg, bé có thể vui chơi thoải mái, bé đã “ngủ máy lạnh xoành xoạch”, tắm biển vui chơi thoải mái. Hè vừa rồi bé cùng cha mẹ tự tin đi Vũng Tàu tắm biển. Bé thứ hai cũng được gần 1 tuổi. Chị Thái khoe: “Nuôi hai con nhỏ nhưng khỏe và vui lắm. Khi bé có sức khỏe mới khám phá được thế giới xung quanh. Con còn “học lỏm” được mấy bài hát và đếm số cho ba mẹ nghe nữa đấy. Con khỏe mình cũng khỏe. Ngày đi làm, tối về chơi với con rồi lại đi làm, thích lắm! Hiện tại mình đang cho bé thứ hai uống BigBB màu xanh để phòng bệnh.”
Chị chiêm nghiệm: “Khi con mình bệnh, ai chỉ đi đâu, mua thuốc gì mình cũng đi, nhưng mình chỉ thật sự tin tưởng ở BigBB Plus và BigBB khi con mình đã đỡ hẳn được ho, viêm họng. Mình ao ước có thể chia sẻ cho tất cả các mẹ còn đang vất vả chăm con kinh nghiệm của mình để tất cả các mẹ để tất cả các con đều khỏe mạnh, để tự tin khám phá thế giới”!

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Cách trị sổ mũi cho bé đơn giản mà hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thường có cảm giác khó chịu, quấy khóc, khiến ông bà bố mẹ đau đầu
1. Vậy, điều gì dẫn đến việc bé bị sổ mũi? 
- Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là loại vi rút thông thường gây ra cảm lạnh. Bé thường bị cảm lạnh trung bình 1 tháng 1 lần hoặc 10 - 12 lần/ năm (tần suất mắc bệnh mùa đông cao hơn mùa hè). Một đợt cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày.
- Dị ứng cũng có thể dẫn đến chảy nước mũi, tuy nhiên dịch nhày sẽ có màu trong thay vì màu xanh hoặc vàng như khi bé bị cảm cúm.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi.

>>> tham khảo: sữa hikid giúp bé phát triển tối đa chiều cao


2. Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Nếu như bé khó chịu đến mức không ăn hay uống được hoặc có dấu hiệu mất nước (không làm ướt tã trong 6-7 giờ, bị hôn mê hoặc không có nước mắt) hoặc các triệu chứng cảm lạnh không chấm dứt trong khoảng 2 tuần, đó là lúc cần đưa bé đến gặp bác sĩ.
3. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Thật không may, thuốc chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh không phải là một ý hay. Thuốc sẽ không khiến virus bị tiêu diệt nhanh hơn mà thậm chí còn có một số tác dụng phụ gây hại.
Tuy nhiên có một vài cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:
>>> tham khảo: xe scooter giúp bé vận động tốt hơn
- Dùng nước muối sinh lý
Mẹ có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc. Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi để làm lỏng chất nhầy, sau đó dùng xi lanh để lấy những chất nhầy đó ra.
Cách này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất với bé dưới 6 tháng, các bé lớn hơn có thể sẽ rất “không hợp tác” khi bạn sử dụng xi lanh. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua phần đó vì nước muối sinh lý đã làm lỏng chất nhầy rồi, có thể để chất nhầy tự ra khỏi mũi bé một cách tự nhiên cũng không sao.
- Loại bỏ các chất bẩn trong mũi bé
Đôi khi các chất nhầy đóng lại thành các vảy cứng xung quanh mũi bé. Để vệ sinh sạch sẽ, hãy dùng một miếng bông cotton cho vào nước ấm rồi lau nhẹ những vùng đó đến khi các mảng bám được lấy đi.
- Làm ẩm không khí
Đặt máy làm ẩm không khí, máy phun sương vào trong phòng ngủ của bé để tăng độ ấm trong không khí giúp con thở dễ dàng hơn.
- Để đầu bé cao hơn khi ngủ
Cố gắng nâng cao đầu bé khi ngủ bằng việc sử dụng đệm cho trẻ em (crib wedge - có phần đầu được thiết kế cao hơn) hoặc nâng đầu bé khi ẵm bé. Không nên sử dụng gối trong nôi, đặc biệt là gối mềm vì có thể dẫn đến việc bé bị ngạt khi trở mình – một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
- Vỗ nhẹ lưng bé
Đặt bé nằm sấp trên đầu gối hoặc đùi mẹ, nghiêng người về phía trước 30 độ, bàn tay nắm lại vỗ nhẹ nhàng trên lưng. Việc làm này có thể làm lỏng chất nhầy giúp con dễ thở hơn.
Trên đây là chi tiết về bệnh tình và cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức giúp chăm con mau khỏi bệnh.

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Làm thế nào để nuôi con trưởng thành

1. Giao nhiệm vụ cho con thực hiện
Một nghiên cứu cho thấy, trẻ em thường xuyên làm việc nhà khi còn nhỏ sẽ tăng cảm giác trách nhiệm, sự tự tin và tự lập hơn.

>> tham khảo: ghế ăn dặm cho bé
Ông Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn "How to Raise an Adult" (Làm thế nào để nuôi một người trưởng thành) đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ thường xuyên giúp đỡ cha mẹ và mọi người khi còn nhỏ sẽ trở thành những người đồng sự đáng tin cậy, dễ đồng cảm hơn trong công việc và cuộc sống.
Để thúc đẩy và khuyến khích con chăm chỉ làm việc nhà, các bậc phụ huynh có thể đề ra các phần thưởng nhỏ và thú vị khi chúng hoàn thành nhiệm vụ.


2. Dạy con các kỹ năng xã hội cần thiết
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã theo dõi sự phát triển của hơn 700 trẻ ở Mỹ từ 5 tới 25 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em có khả năng giao tiếp và giữ mối quan hệ tốt với bạn bè khi còn nhỏ có khả năng tự giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc, hợp tác tốt với đồng nghiệp trong tương lai tốt hơn.
Thêm nữa, trẻ có kỹ năng xã hội tốt dễ kiếm được một tấm bằng đại học và việc làm vào năm 25 tuổi so với những người có kỹ năng xã hội hạn chế.
“Việc giúp đỡ trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc là một trong những điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần chuẩn bị cho con để chúng có một tương lai tốt đẹp” - Kristin Schubert, giám đốc chương trình tại Robert Wood Iohnson Foundation, nói.
>> xem thêm: xe scooter có nguy hiểm
3. Đặt kỳ vọng cao vào con
Theo kết quả khảo sát với 6.600 trẻ vào năm 2001, Giáo sư Neal Halfon và các đồng nghiệp tại Đại học California đã chỉ ra, những kì vọng cao của cha mẹ với trẻ sẽ giúp con có tương lai rộng mở hơn.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy: 57% trẻ đạt kết quả kém nhất có bố mẹ kỳ vọng chúng sẽ vào được đại học, trong khi 96% trẻ đạt kết quả cao nhất được kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt chương trình học đại học trong tương lai.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên đặt ra những mục tiêu cao hơn mong đợi của mình (tất nhiên vẫn trong tầm khả năng của con). Điều này giúp trẻ nỗ lực nhiều hơn, tránh cảm giác tự mãn vì đã hoàn thành một cách dễ dàng những mong muốn của bố mẹ.
4. Cha mẹ có trình độ học vấn cao
Một nghiên cứu năm 2014, do nhà tâm lý học Sandra Tang của Đại học Michigan đã chỉ ra, những bậc phụ huynh có trình độ học vấn cao có xu hướng nuôi dạy con đạt đến trình độ bằng hoặc cao hơn của mình.
Nghiên cứu này đã theo dõi 14.000 trẻ từ khi học mầm non vào năm 1998 tới năm 2007, phát hiện ra rằng những trẻ có mẹ trẻ (sinh từ lúc 18 tuổi trở xuống) có ít khả năng hoàn thành phổ thông và đại học hơn những đứa trẻ khác.
5. Dạy con học tính toán từ sớm
Nghiên cứu của các nhà khoa học với 35.000 trẻ ở Mỹ, Canada, Anh cho thấy, việc phát triển kỹ năng toán học sớm có thể trở thành một lợi thế rất lớn cho con trong tương lai.
“Làm chủ kỹ năng toán học sớm không chỉ giúp trẻ có được thành tích với môn toán tốt mà còn dự đoán thành tích nói chung trong tương lai của trẻ”, Greg Duncan, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết.
6. Phát triển mối quan hệ tốt với con
Nghiên cứu năm 2014 đã nhận định, những đứa trẻ nhận sự chăm sóc tốt trong 3 năm đầu đời sẽ không chỉ làm tốt hơn các bài kiểm tra ở trường mà còn có mối quan hệ tốt, đạt được nhiều thành tựu hơn ở đ tuổi 30.
Cha mẹ chính là người chăm sóc, nuôi dạy và đảm bảo một nền tảng tốt để con sẵn sàng khám phá thế giới.
Nhà tâm lý học Lee Raby đã chia sẻ rằng: “Đầu tư cho mối quan hệ tốt giữa con cái và các bậc phụ huynh sẽ mang đến những lợi ích lâu dài cho sự hình thành và phát triển nhân cách, tạo dựng thành công trong tương lai của trẻ”.
7. Ít bị căng thẳng
“Căng thẳng của các bà mẹ, đặc biệt khi họ gặp vấn đề trong công việc và cố gắng dành thời gian với con thực sự có ảnh hưởng không tốt tới trẻ”, đồng tác giả nghiên cứu Kei Nomaguchi nói. Vì vậy, phụ huynh nên dành thời gian chất lượng bên con trong giai đoạn đầu đời thay vì số lượng.
“Lây lan cảm xúc” là một hiện tượng tâm lý phổ biến. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh cảm thấy hạnh phúc sẽ lan truyền sang trẻ. Tương tự, nếu thường xuyên cảm thấy căng thẳng, buồn bã, cha mẹ sẽ truyền cảm xúc tiêu cực đó sang con.
8. Các bà mẹ không làm công việc nội trợ
Theo nghiên cứu của trường Đại học Harvard, những đứa con của bà mẹ có sự nghiệp thường có nhiều lợi thế hơn so với bà mẹ làm nội trợ ở nhà.
Kết quả đã chỉ ra, con gái của những mẹ đi làm xa nhiều khả năng có một công việc trong vai trò giám sát và kiếm được nhiều tiền hơn so với các bạn cùng trang lứa được nuôi dưỡng bởi các bà mẹ nghỉ ở nhà. Con trai của các bà mẹ làm việc xa nhà cũng có xu hướng biết nhiều về công việc gia đình và chăm sóc em nhỏ hơn.
9. Có nền tảng kinh tế vững chắc
Trưởng thành trong hoàn cảnh nghèo khó, nhiều khả năng hạn chế tiềm năng của con trẻ.
10. Đặt cho con một cái tên “đơn giản”
Nhiều nghiên cứu cho thấy cái tên có thể ảnh hưởng đến thành công của một người trong tương lai. Những người có những tên đơn giản, phổ biến, dễ phát âm thường thành công hơn.
11. Hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng và thói quen ăn uống
Những người thành công nhận ra rằng, thói quen ăn uống tốt có thể giúp bạn tập trung và làm việc được trong suốt cả ngày.
Tiến sĩ Catherine Steiner-Adair, tác giả của cuốn sách: “Sự mất kết nối lớn: Bảo vệ trẻ em và mối quan hệ với gia đình trong thời đại kỹ thuật số", đã chia sẻ, việc hình thành thói quen ăn uống ở con tốt cả về thể chất và tinh thần, đòi hỏi sự tham gia của cha mẹ. Phụ huynh cần làm gương tốt để con học thói quen ăn uống lành mạnh.