Bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính thật sự vẫn là một thách thức lớn cho cộng đồng vì hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa. Mặc dù viêm gan siêu vi C là bệnh có thể chữa khỏi với những tiến bộ khoa học, nhưng cần phải được phát hiện sớm và điều trị đúng.
Một tỷ lệ không nhỏ người mắc phải vi rút viêm gan C không được phát hiện vì viêm gan siêu vi C mạn tính là bệnh diễn tiến thầm lặng, bệnh nhân gần như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Chính vì vậy việc tầm soát được xem yếu tố rất quan trọng.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Ngọc, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, một biện pháp được xem là an toàn là tầm soát bệnh viêm gan siêu vi C. Điều này không quá phức tạp. Khi bạn xét nghiệm máu, căn cứ vào men gan, kháng thể chống siêu vi của viêm gan, nếu có nghi ngờ, các bác sĩ sẽ tiếp tục xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh. Chi phí cho các tiến hành này cũng tương đối thấp, chỉ mất khoảng 150.000 đồng. Bệnh viêm gan C tuy rất nguy hiểm, có thể biến thành xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc tầm soát bệnh càng trở nên quan trọng.
Anh Nguyễn Hồng Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) không thể nào quên nỗi lo lắng khi phát hiện bệnh viêm gan siêu vi C của mình. Sau buổi liên hoan vui vẻ với bạn bè đồng nghiệp, anh không tài nào ngủ được vì cảm giác căng ứ bụng. Dù chỉ nghĩ đơn giản rằng do mình ăn những thức ăn khó tiêu hóa nhưng tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn, anh vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe thì phát hiện ra mình dương tính với virus viêm gan C. Anh Hồng Ngọc nói thêm “Tôi không thể tin được mình là người bị viêm gan virus C mạn tính vì trước đó tôi cảm thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh và ngay cả lần khám sức khỏe gần nhất bác sĩ cũng không phát hiện điều gì bất thường”.
Giống như anh Ngọc, nhiều bệnh nhân khác mắc viem gan sieu vi C mạn tính cũng hoàn toàn không có triệu chứng gì rõ rệt.
Cho đến nay, sau hơn 10 năm phát hiện và điều trị bệnh, anh Ngọc cho biết bệnh đã được kiểm soát và sức khỏe mình đang ổn định. Anh đã có thể tiếp tục gánh vác vai trò trụ cột của gia đình như trước kia. Nói về kinh phí điều trị, anh cho biết: “Thật sự đó cũng là mối lo của tôi và gia đình nhưng tôi xác định sức khỏe phải là ưu tiên hàng đầu và gia đình tôi luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian điều trị bệnh”.
Hiện nay, cùng với tiến bộ của y học, việc tầm soát và điều trị bệnh viêm gan C cũng có nhiều bước phát triển. Nói về việc điều trị, anh Ngọc cho biết kinh nghiệm của anh là tìm hiểu kỹ thông tin trên mạng và tại các phòng khám chuyên khoa với các bác sĩ uy tín về lĩnh vực gan mật. “Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tìm hiểu thông tin từ internet, trao đổi với bác sĩ điều trị và tôi đã quyết định lựa chọn phác đồ điều trị PEG-Interferon alpha 2a phối hợp với Ribavarin, vì đây là phác đồ điều trị chuẩn được khuyến cáo trên toàn thế giới trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn tính mặc dù chi phí điều trị không phải là nhỏ đối với thu nhập của gia đình tôi. Kết quả xét nghiệm sau kết thúc liệu trình điều trị cho thấy tôi có cơ hội khỏi bệnh viêm gan virus C” – Anh Ngọc cho biết.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải cảm giác mệt mỏi, chán nản và tuyệt vọng vì vậy rất cần sự quan tâm, động viên của người thân trong gia đình. Anh Nguyễn Hồng Ngọc kết luận: “Điều tôi muốn chia sẻ với đọc giả rằng viêm gan virus C mạn tính là bệnh có cơ hội chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị sớm, đúng phác đồ chuẩn và tuân thủ điều trị để ngăn ngừa những biến chứng xấu của bệnh như xơ gan, ung thư gan”.
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013
Viêm gan siêu vi B có nguy hiểm cho trẻ không?
Viêm gan siêu vi B có nguy hiểm cho trẻ không?
Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng. Viem gan B cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bỏ bú mẹ hoặc bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng rất tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và nhất là quan sát dưới ánh sáng đèn rất khó đánh giá hoặc có phát hiện được thì đôi khi có thể nhầm với trẻ vàng da sinh lý cho nên không cho trẻ đi khám bệnh ngay.
Người ta cũng thấy rằng có tới 50% số trẻ sơ sinh bị benh gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí ung thư gan.
Xem thêm: phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan b| triệu chứng viêm gan b| viêm gan b mãn tính
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Câu chuyện về bệnh viêm gan siêu vi B
Câu chuyện về bệnh viêm gan siêu vi B
Câu chuyện về viêm gan B khác hẳn với câu chuyện benh viem gan A chúng ta đã biết. So với siêu vi viêm gan A (bệnh truyền qua đường ăn uống, không sang thể kinh niên), siêu vi viêm gan B xấu, tệ hơn nhiều. Nó có thể “bám, bấu” lá gan ta dài lâu, gây bệnh xơ gan (còn gọi chai gan), hoặc ung thư gan, những bệnh đưa ta sang chơi thế giới bên kia dễ dàng.
Viem gan sieu vi B có trong máu của người bệnh, trong nước bọt, chất tiết âm đạo phụ nữ, và trong tinh dịch (semen) của đàn ông bị bệnh. B lây truyền qua đường giao hợp, kim chích, truyền máu, mẹ truyền cho con lúc sanh nở. B cũng len lỏi được vào những chỗ da rách, trầy của người chưa mang bệnh, đi tìm nạn nhân mới, vì thế xâm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai cũng có thể nhiễm bệnh nếu dụng cụ dùng để làm những việc này không sạch, có chứa siêu vi. Ở Mỹ, đường truyền nhiều nhất là qua giao hợp (với người có bệnh, với nhiều bạn tình, đàn ông đồng tính luyến ái) và dùng chung kim khi chích choác xì ke, ma túy. Tại những vùng trên thế giới có nhiều trường hợp bệnh, đường truyền nhiều nhất là do mẹ lây cho con lúc sanh nở.
Cả thế giới hiện có hơn 300 triệu người mang bệnh viêm gan B. Bệnh nhiều nhất ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Phi châu, vùng quanh sa mạc Sahara; tại đây, 10-20% dân số có siêu vi B trong người. Càng nghèo càng dễ bị bệnh.
Triệu chứng
1 đến 4 tháng sau khi siêu vi B vào cơ thể người bị nhiễm, bệnh mới phát ra.
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể không điển hình: nóng sốt, nổi mẩn trên da, đau và sưng khớp xương. Sau đó, người bệnh thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, vàng da vàng mắt, đau vùng gan bụng trên bên phải.
Có người không có triệu chứng gì cả. Có người nặng, triệu chứng kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng. Thỉnh thoảng có vị rất nặng, gan suy, hư và cần được thay gan.
Thường, các triệu chứng của bệnh thuyên giảm trong vòng 3 tháng khi cơ thể loại trừ hoặc kiểm soát được siêu vi gây bệnh.
Sau giai đoạn viêm gan cấp tính (acute hepatitis) kể trên, 95% số người bệnh khỏi hẳn, 6 tháng sau thử máu không thấy con B trong cơ thể nữa. 5% số người bệnh còn lại không thể tiêu diệt hết con B, nên nó còn lẩn quẩn trong người, gây thể bệnh kinh niên. Thể bệnh kinh niên hay xảy ra ở người nhiễm bệnh ngay lúc còn nhỏ, như các trẻ sơ sinh bị lây từ mẹ.
Triệu chứng của bệnh viêm gan B kinh niên rất thay đổi. Có người tiếp tục mang siêu vi B trong người song không cảm thấy gì cả, người khác lúc nào cũng mệt mỏi, ăn không ngon miệng.
Định bệnh
Sự định bệnh dựa vào triệu chứng người bệnh kể, các yếu tố giúp bác sĩ nghĩ đến bệnh viêm gan B: giao hợp với người lạ không mang bọc cao su (condom) để tránh lây bệnh, chích choác xì ke ma túy, đến từ quốc gia có nhiều bệnh viêm gan B, trong gia đình có người bệnh viêm gan B, …
Thử máu có thể xác định được người bệnh đúng bị viêm gan B, và bệnh đang trong giai đoạn nào, cấp tính hay kinh niên.
Rất nhiều người mang con B trong người, nhưng hoàn toàn không có triệu chứng, tình cờ thử máu mới biết. Con B có khuynh hướng lây truyền nhiều trong gia đình, giữa những người cùng chung sống dưới một mái nhà, qua những thứ như dũa đánh răng, cắt móng tay, dao cạo râu, đồ chơi trẻ em, vì nó sống được bên ngoài cơ thể một thời gian khá lâu. Thử máu những người cùng sống chung trong nhà với vị nào có con B trong người, có thể khám phá thêm những người khác trong nhà cũng có con B.
Viêm gan B trong cộng đồng người Việt chúng ta không ít, và nhiều người không biết mình có bệnh, vì không có triệu chứng. Chúng ta nên thử máu để truy tìm viêm gan B, để nếu bị sẽ theo dõi và chữa trị khi đến lúc cần chữa trị, còn may không bị và chưa có kháng thể chống viêm gan B trong người, nên chích ngừa để phòng bệnh.
Chữa trị
Chữa trị viêm gan cấp tính gây do siêu vi trùng viêm gan B: nghỉ ngơi, ăn uống những thức ăn nhiều năng lượng cho lại sức, tránh dùng những thuốc có thể làm hại gan.
Thỉnh thoảng có trường hợp nặng cần được chữa trị và theo dõi trong bệnh viện. Có người cần đến thay gan vì suy gan cấp tính.
Bệnh gây do siêu vi trùng (virus), nên dùng trụ sinh không ăn thua gì.
Sự chữa trị viêm gan B kinh niên tùy thuộc nhiều yếu tố: thể bệnh nhẹ hay nặng, tuổi tác, số lượng siêu vi trong máu, siêu vi yên ngủ hay đang sinh sôi nảy nở, …
Các trường hợp bệnh kinh niên song chưa cần chữa trị nên được theo dõi định kỳ với thử máu, siêu âm gan. Trong vài năm qua, những kiến thức mới về căn bệnh khiến các bác sĩ cảnh giác hơn, theo dõi viêm gan B kinh niên sát hơn trước, và nhiều trường hợp, chữa sớm hơn trước. Thuốc chữa bệnh nay nhiều hơn, khiến việc chữa trị cũng dễ dàng hơn trước.
Mang bệnh viêm gan B kinh niên, chúng ta nên chích ngừa viêm gan A (lỡ bị thêm viêm gan A, gan dễ suy). Rượu làm hại gan, tuyệt đối không nên uống rượu, dù chỉ chút chút. Vấn đề ăn uống, chúng ta không cần theo một thực phẩm đặc biệt nào. Về thuốc men, đa số thuốc không ảnh hưởng đến gan, song riêng với thuốc Tylenol, chúng ta nên thận trọng, không nên dùng quá 2000 mg mỗi ngày (mỗi lần uống chỉ nên dùng lượng 650 mg). Nhiều thuốc “dược thảo” họ quảng cáo ngon lành lắm, có thể chữa lành bệnh viêm gan B kinh niên, song chúng ta đừng tin nghe theo họ rồi mất tiền vô ích, không có “dược thảo” nào làm được phép màu này.
Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan
Dưới đây tôi giúp các bạn cách phát hiện dấu hiệu nhận biết về bệnh gan như: vàng da, mẩn ngứa, nước tiểu vàng, hay đau bụng vặt, người mệt mỏ, da sạm, ra mồ hôi trộm, buồn ngủ nhưng không sâu giấc. Những dấu hiệu trên rất dễ nhận biết từ bên ngoài, và bằng mắt thường.
Cuộc sống của con người còn vất vả, khi cảm thấy người mệt mỏi, sức khỏe yếu mọi người nghĩ rằng mình đi khám xem có bệnh gì không? Khi phát hiện mình bị viêm gan B, bệnh gan có nhiều khối trụ nhỏ, đê lâu vỡ mạch máu phế quản, nghĩ rằng mình đã bị K gan.
Thực ra có vi-rút viêm gan B, trong gan đã có khối u không phải bệnh nhân nào cũng bị K gan. Xơ gan cổ chướng bụng to cương lên khó chịu bệnh nhân hoang mang lo lắng chỉ mong sao bụng nhỏ lại để nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh gan rồi dùng lợi tiểu các dạng để bụng nhỏ lại cho dễ chịu.
Khuyến cáo cho bệnh nhân là: Khi đã mắc bệnh xơ gan cổ chướng bụng rất to, tuyệt đối không được dùng lợi tiểu các dạng, không được hút dịch. Khi tình trạng bệnh nguy kịch và tỷ lệ dẫn tới tử vong cao, thầy thuốc Dư Ba vẫn có thể chữa được với những bài thuốc Nam gia truyền.
Để cứu những bệnh nhân mắc phải bệnh gan bằng tâm huyết và khả năng thừa hưởng, nhà thuốc Dư Ba đã có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh và mong nhiều bệnh nhân khác sẽ biết đến địa chỉ này: Thuốc gia truyền Dư Ba chuyên chữa trị:
Xơ gan cổ chướng
Viêm gan B
Viêm gan cấp
Tăng men gan
Gan nhiễm mỡ
Suy yếu chức năng gan và các bệnh về gan
Nhà thuốc giảm giá cho những bệnh nhân thuộc hộ nghèo, độc thân và những hoàn cảnh thật sự khó khăn đang bị bệnh nặng.
Ngăn viêm gan siêu vi mãn tính
Ngăn viêm gan siêu vi mãn tính
Tiến triển bệnh thầm lặng 10-30 năm, không có biểu hiện bất thường là những lý do khiến hầu hết người nhiễm viêm gan siêu vi B và C không phát hiện bệnh sớm. Nhiều người chủ quan nên biết bệnh thì rơi vào giai đoạn mãn tính.
Các thống kê cho thấy, khoảng 85% trường hợp nhiễm virus B và C chuyển thành viêm gan siêu vi mãn tính. Trong khi đó, nếu bệnh nhân được tầm soát, phát hiện, điều trị sớm và đúng cách thì nguy cơ này sẽ giảm mạnh.
Viêm gan mãn tính cùng nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Ngọc, Nguyên trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, trong số những bệnh nhân xơ gan đến khám, 50% trường hợp lần đầu phát hiện mình mắc bệnh. Nhiều trường hợp khác chỉ được nhận biết khi đã có biến chứng nghiêm trọng như: xơ gan với biểu hiện báng bụng (ổ bụng có nước), giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong.
Tại hội thảo chuyên đề "Viêm gan siêu vi B và C - Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành lâm sàng" diễn ra hồi tháng 10, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực gan mật, tiêu hóa tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nêu lên những thách thức và khó khăn trong việc điều trị bệnh này hiện nay. Đây là hai loại bệnh phổ biến và nguy hiểm được coi như "sát thủ" thầm lặng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu sau 6 tháng không đào thải được virus, 85% trường hợp nhiễm virus C sẽ chuyển thành viêm gan C mãn tính ở bất kỳ lứa tuổi nào. Điều nguy hiểm nhất đối với người bệnh là sự tiến triển rất thầm lặng từ 10 năm đến 30 năm, vì thế bệnh nhân thường không phát hiện và điều trị kịp thời.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)