Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Ngăn viêm gan siêu vi mãn tính


Ngăn viêm gan siêu vi mãn tính 

Tiến triển bệnh thầm lặng 10-30 năm, không có biểu hiện bất thường là những lý do khiến hầu hết người nhiễm viêm gan siêu vi B và C không phát hiện bệnh sớm. Nhiều người chủ quan nên biết bệnh thì rơi vào giai đoạn mãn tính.

Các thống kê cho thấy, khoảng 85% trường hợp nhiễm virus B và C chuyển thành viêm gan siêu vi mãn tính. Trong khi đó, nếu bệnh nhân được tầm soát, phát hiện, điều trị sớm và đúng cách thì nguy cơ này sẽ giảm mạnh.

Viêm gan mãn tính cùng nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Ngọc, Nguyên trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, trong số những bệnh nhân xơ gan đến khám, 50% trường hợp lần đầu phát hiện mình mắc bệnh. Nhiều trường hợp khác chỉ được nhận biết khi đã có biến chứng nghiêm trọng như: xơ gan với biểu hiện báng bụng (ổ bụng có nước), giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong.

Tại hội thảo chuyên đề "Viêm gan siêu vi B và C - Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành lâm sàng" diễn ra hồi tháng 10, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực gan mật, tiêu hóa tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nêu lên những thách thức và khó khăn trong việc điều trị bệnh này hiện nay. Đây là hai loại bệnh phổ biến và nguy hiểm được coi như "sát thủ" thầm lặng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu sau 6 tháng không đào thải được virus, 85% trường hợp nhiễm virus C sẽ chuyển thành viêm gan C mãn tính ở bất kỳ lứa tuổi nào. Điều nguy hiểm nhất đối với người bệnh là sự tiến triển rất thầm lặng từ 10 năm đến 30 năm, vì thế bệnh nhân thường không phát hiện và điều trị kịp thời.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét