Mới nhất là một cháu bé gái ở tỉnh Bình Phước tử vong tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Bình Phước. Bé gái này được sinh mổ nặng2,9kg ngày 3/8 sau khi chào đượ, cháu được tiêm vắcxin phòng ngừa lao. Tuy nhiên ngay trong 24 giờ sau tiêm, cháu liên tục bị nôn ói. Những ngày sau đó, 2 mẹ con chị Linh tiếp tục được chăm sóc tại bệnh viện. Khoảng 2h sáng ngày 7/8, tỉnh giấc giữa đêm, chị Linh hoảng hốt thấy con nằm bất động, tím tái, người lạnh toát. Tiến hành kiểm tra, các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bình Phước xác nhận cháu bé đã tử vong.
Trước đó, vào lúc 6 giờ ngày 21/7, chị Võ Thị Thúy (27 tuổi, ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) sinh bé gái nặng 2,8kg tại Bệnh viện huyện Tuy Phong. 10 giờ cùng ngày, các y tá tiêm vắcxin phòng bệnh viem gan B cho bé. Đến khoảng 23 giờ, bố của cháu phát hiện cháu có dấu hiệu bất thường, liền báo cho ca trực bệnh viện để xử lý, nhưng sau đó cháu đã tử vong. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh cho rằng ít có khả năng bé tử vong do văcxin vì thời gian từ khi tiêm phòng đến lúc mất rất lâu.
Ngày 20/7, ba em bé sơ sinh ở Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đã qua đời chỉ trong khoảng hơn 10 phút sau tiêm văcxin virut viêm gan B. Cả 3 trẻ sơ sinh đề sinh ra cùng một nơi, cùng tử vong sau khi tiêm cùng loại văcxin gây xôn xao dư luận. Theo đánh giá của các chuyên gia đây là sự việc hiếm thấy và đáng lo. Nguyên nhân tử vong vẫn chưa được kết luận chính thức, nhưng các chuyên gia Bộ Y tế tạm khẳng định các cháu bị "sốc phản vệ không rõ nguyên nhân". Được biết, 3 liều văcxin viêm gan B tiêm cho 3 trẻ sơ sinh vào sáng 20/7 thuộc lô vaccine được Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa tiếp nhận vào ngày 18/7/2013, được sản xuất vào tháng 9/2012 (hạn sử dụng đến năm 2015) theo chương trình tiêm vaccine mở rộng.
Đối với văcxin 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, benh viem gan sieu vi B và viêm màng não mủ do HIB, nhiều trường hợp tai biến sau khi tiêm loại văcxin này đã gây tử vong ở trẻ.
Tháng 3, một em bé 4 tháng tuổi sống tại TP Đà Lạt đã tử vong do tai biến sau khi tiêm văcxin này. Tiêm phòng xong, bé về nhà sốt cao, gia đình tự cho uống 3 liều paracetamol mà không đưa đến các cơ sở y tế. Cùng đợt tiêm với bé có 5 trường hợp tai biến sau tiêm, rất may đã được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Trước đó, đầu tháng 1, cháu bé 3 tháng tuổi Nguyễn Thanh Long (Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) đã tử vong sau tiêm vắc-xin 5 trong 1 và uống thuốc ngừa bại liệt. Cả ngày hôm tiêm, bé bú bình thường, không sốt. Đến sáng hôm sau, bé bú ít, có biểu hiện lả đi, gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu, 20 phút sau thì bé tử vong. Nguyên nhân trẻ qua đời không được xác định rõ ràng. Gia đình từ chối khám nghiệm tử thi.
Từ ngày 7 đến 12/12/2012, có 3 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin tại Nghệ An. Sau đó, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã cho dừng lô vắc-xin“5 trong 1” Quinvaxem và OPV đã tiêm cho 3 trẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đã gửi mẫu vắc-xin về Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin, sinh phẩm y tế để kiểm định.
Ngày 23/10/2012, một em bé 4 tháng tuổi được mẹ đưa đến trạm y tế Linh Trung, Thủ Đức, tiêm văcxin 5 trong 1. Trước khi tiêm, bé có hiện tượng nghẹt mũi, nhiệt độ cơ thể 36,5 độ C. 30 phút sau tiêm bé không có phản ứng bất thường. 2 giờ sau tiêm, bé uống thuốc hạ sốt, bắt đầu tím tái rồi ngưng tim ngưng thở vài giờ sau đó.
Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng tử vong sau khi tiêm văcxin. Vào tháng 4/2013, một thiếu nữ 18 tuổi đã đến Trung tâm Y tế dự phòng quận 9, TP HCM tiêm văcxin ngừa ung thư cổ tử cung mũi thứ hai. Mũi đầu được tiêm trước đó một tháng. Về nhà, cô gái thấy mệt, buồn ngủ, sau đó nằm bất động trong phòng tắm. Sau khi xem xét lại các quy trình và khám nghiệm tử thi, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP HCM kết luận bệnh nhân qua đời do có lượng propranolol trong máu, dịch dạ dày và nước tiểu cao hơn nồng độ có thể gây chết vì đã dùng thuốc trị tim mạch trước đó.
Thay lời kết
Các trường hợp tử vong sau tiêm văcxin trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Những trường hợp tử vong sau tiêm do trùng hợp ngẫu nhiên với một bệnh lý sẵn có của trẻ đã không được phát hiện trong khám sàng lọc… Đây là một thách thức lớn trong việc sử dụng văcxin phòng bệnh.
Thực tế, tiêm phòng văcxin có lợi ích vô cùng to lớn, theo Cục Y tế dự phòng, khi sử dụng vắcxin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét