Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B

Hỏi: Nhiễm mạn tính virus viem gan B là gì? lúc nào chưa được điều trị? lúc nào cần phải điều trị?
Đáp:Đồng thời đây cũng là vấn đề then chốt trong chiến lược điều trị nhiễm virus viêm gan B để đạt hiệu quả cao và ít tốn kém cho người bệnh và xã hội. Như vậy thế nào là nhiễm virus viêm gan B mạn ? Nhiễm virus viêm gan B mạn là sau khi bị nhiễm 6 tháng mà virus không sạch trong cơ thể. Trên xét nghiệm là ở bệnh nhân có HBsAg tồn tại (dương tính) trên 6 tháng. Trong tuyệt đại đa số trường hợp không điều trị viêm gan B cấp tính vì nó có khả năng tự khỏi 90% đến 95% đối với thanh niên hay người lớn bị nhiễm mà không cần điều trị . Vậy ở người nhiễm virus viêm gan B mạn lúc nào chưa được điều trị và lúc nào cần phải điều trị ? Ở người đã nhiễm mạn tính khi hội đủ thêm 2 điều kiện sau đây mới có chỉ định điều trị. Một là Virus viêm gan B đang hoạt động nhân lên đến một mức nào đó tùy giai đoạn của bệnh. Xét nghiệm xác định số lượng virus viêm gan B trong máu có thể biết được sự nhân lên của virus viêm gan B. hai là tình trạng viêm và xơ hóa tại gan đang hoạt động. Chỉ có sinh thiết gan mới cho biết tình trạng viêm và xơ hóa gan. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân ở châu Á cũng như tại VN không chấp nhận, nên có thể căn cứ vào các xét nghiệm gián tiếp như tăng men gan ALT, đo độ xơ cứng của gan (làm Fibroscan), số lượng và tỷ lệ tiểu cầu, thử nghiệm xơ (Fibrotest), thử nghiệm hoạt động viêm (Actitest) v.v...
Hỏi: Tôi bị viêm gan B, bắt đầu điều trị từ tháng 10 năm 2005 và uống thuốc liên tục từ đó đến giờ. Toa thuốc tôi thường xuyên uống là lamivudin. Hiện nay men gan của tôi bình thường, hàm lượng HBeAg là 1.000. Tôi có nghe bạn bè nói rằng điều trị viêm gan B 13 tháng phải ngừng sau đó điều trị tiếp. Uống thuốc liên tục quá 13 tháng là không nên. Tôi rất phân vân, không biết có đúng như vậy không. Tôi hiện nay 34 tuổi, tuyệt đối không uống rượu bia.
Đáp: Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên để điều trị viêm gan B mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải.
Lamivudin là loại thuốc tương đồng nucleoside được sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính từ 10 năm nay, thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp DNA của virut. Trên nhóm bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép virut và có bệnh lý gan, lamivudin cho hiệu quả đáng kể như sau: ức chế HBV DNA huyết thanh, tăng tỷ lệ biến mất HBeAg và chuyển phản ứng huyết thanh HBeAg, cải thiện tình trạng viêm hoại tử tế bào gan, giảm tiến triển đến xơ gan, bình thường hóa men ALT.
Lamivudin được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên bị viêm gan B mạn và có bằng chứng nhân lên của virut viêm gan B (dựa vào xét nghiệm HBeAg và định lượng nồng độ HBV - DNA), với một hoặc nhiều tình trạng: men ALT huyết thanh tăng >= 2 lần so với bình thường, xơ gan, bệnh gan mất bù, bệnh gan dạng viêm - hoại tử thể hiện trên sinh thiết, tổn thương hệ miễn dịch (immunocompromise), ghép gan.
Phản ứng chuyển đảo huyết thanh HBeAg từ dương tính thành âm tính đạt được trong thời gian điều trị viêm gan lamivudin thường bền vững sau khi ngưng điều trị. Vì vậy, khi phản ứng chuyển huyết thanh đã được xác nhận, đặc biệt khi không thực hiện được xét nghiệm HBV DNA, thì có thể ngưng điều trị bằng lamivudin. Khi HBeAg mất trong huyết thanh mà chưa xuất hiện kháng thể anti-HBe thì cũng có thể xem xét ngưng dùng lamivudin. Những lý do khác để ngưng lamivudin gồm: xuất hiện phản ứng phụ (hiếm gặp), bệnh nhân mong muốn có thai, không đáp ứng lâm sàng. Do đó thời gian điều trị bằng lamivudin cần được xác định cho từng bệnh nhân trên cơ sở những kết quả sau:
Nghi ngờ nhiễm biến chủng YMDD - hoặc tiếp tục điều trị và theo dõi men ALT đều đặn, hoặc ngưng điều trị trong 3 tháng để chủng virut hoang dại xuất hiện lại, hoặc thêm thuốc thứ hai, hoặc thay thế bằng thuốc khác.
Trường hợp HBeAg vẫn còn dương tính, men ALT trở về bình thường và mất HBV DNA huyết thanh thì vẫn tiếp tục điều trị.
Tăng men ALT có thể xảy ra khoảng 25% trường hợp sau khi ngưng lamivudin. Điều này thường xảy ra trong vòng 4 tháng đầu tiên, men gan thường trở về bình thường mà không cần can thiệp điều trị, nhưng có thể xem xét việc điều trị lại bằng lamivudin. Như vậy trường hợp của bạn cần có ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có dùng tiếp hay ngừng thuốc.
Hỏi: Con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B ?
Đáp:
- Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
- Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
- Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
- Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B."Nhiều người mắc bệnh về gan siêu vi B mà không biết hoặc hiểu sai nguyên nhân gây bệnh" Tưởng lây qua đường ăn uống!
Hỏi: Đang bị Viêm gan siêu vi có nên chích ngừa không?
Đáp: Khi bạn đang nhiễm siêu vi gan B thì không chủng ngừa viêm gan siêu vi B được. Trong trường hợp này chủng ngừa không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có lợi gì cho bạn. Bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Chủng ngừa viêm gan siêu vi B chỉ dành cho những người không nhiễm, nhằm mục đích tạo ra kháng thể là chất bảo vệ đối với siêu vi gan B để cơ thể không bị viêm gan siêu vi B.
Hỏi: Làm sao để nhận biết có bệnh ?
Đáp: Đa số những người bị nhiễm siêu vi, thậm chí đã bị viêm gan siêu vi tiến triển nhưng vẫn không hề hay biết mình bị bệnh vì viêm gan siêu vi có thể diễn tiến âm thầm không triệu chứng hay biểu hiện với các triệu chứng không đặc hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói... Chỉ một số ít có triệu chứng điển hình: vàng da, vàng mắt, đau âm ỉ ở hạ sườn phải, tiểu ít và sậm màu...
Tùy theo loại siêu vi, viêm gan có thể hồi phục hoàn toàn hay diễn tiến thành mạn tính, một số có thể phát triển thành viêm gan tối cấp với tỉ lệ tử vong lên đến 90%.
Để xác định mình có bị viêm gan siêu vi hay không hoặc có là người lành mang siêu vi hay không, cách tốt nhất là đến khám chuyên khoa gan, nhất là những người có người thân đã được phát hiện bị viêm gan siêu vi hay là người lành mang siêu vi. Một số xét nghiệm có thể góp phần chẩn đoán bệnh về gan siêu vi:
Chỉ điểm siêu vi: A, B, C, D, E, F và G.
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan: SGOT, SGPT, gGT
Siêu âm gan.
Hỏi: Khi biết nhiễm bệnh gan siêu vi phải làm gì?
Đáp: Người lành mang siêu vi: thường không cần điều trị, chỉ nên theo dõi định kỳ 6 tháng / lần. Lưu ý là những người này vẫn có khả nang lây truyền siêu vi cho người khác, nên có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Viêm gan siêu vi:Chủ yếu là nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng. Một số thuốc đặc trị hiện đang được sử dụng: Lamivudine, Adefovir Dipivoxil, Emtricitabine (FTC), Tenofovir Disoproxil Fumarate, Entecavir, Per-interferon… với viêm gan siêu vi B; Ribavirin, Per-interferon… với viêm gan siêu vi C.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét