Bỏ bữa ăn sáng
Bữa sáng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn cho hơi thở. Các bữa ăn sáng giúp tăng tiết nước bọt trong miệng và lưỡi, làm sạch các vi khuẩn gây mùi hôi.
Vấn đề về gan
Vấn đề về gan như hội chứng gan nhiễm mỡ hoặc vàng da cũng có thể làm cho miệng có mùi hôi. Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa chất béo và khi nó làm việc không hiệu quả thì số lượng vi khuẩn trong miệng tăng.
Hơi thở có mùi cũng là biểu hiện của một số bệnh - Ảnh minh họa: Shutterstock
Loét miệng
Loét miệng là do tổn thương ở khoang miệng, thường khiến miệng có mùi do nhiễm trùng và do sự hình thành của mủ.
Chảy máu nướu răng
Nếu bạn bị chảy máu ở nướu răng, đôi khi máu sẽ tích tụ trong miệng gây hôi.
Nhiễm trùng cổ họng
Khi bạn bị nhiễm trùng cổ họng, các vi khuẩn có thể phá vỡ các tế bào của đường phế quản và sản xuất chất nhầy có mùi hôi.
Uống rượu
Uống quá nhiều rượu làm khô tuyến nước bọt. Nước bọt thường đóng vai trò như một phương tiện tẩy vi khuẩn có mùi trong miệng. Trong trường hợp miệng không có đủ nước bọt, chúng ta có thể có hơi thở hôi.
Ngưng thở khi ngủ
Những người bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ không thể thở bằng mũi khi nằm ngửa. Vì vậy, họ phải thở bằng miệng. Khi ấy, không khí sẽ làm khô nước bọt trong miệng và gây ra mùi hôi.
Thuốc
Một số loại thuốc làm khô miệng. Thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và thậm chí cả thuốc lợi tiểu cũng làm khô miệng. Khô miệng là một trong những nguyên nhân khiến miệng có mùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét