Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Chuẩn bị mâm cỗ chay cúng rằm thang giêng tươm tất

Tại sao đối với người dân Việt Nam rằm tháng Giêng lại là một ngày lễ rất quan trọng và không thể bỏ qua? Cần phải chuẩn bị những gì cho mâm cúng cỗ chay rằm tháng giêng được đủ đầy, trọn vẹn? Nếu có ý định cúng cỗ cho rằm tháng giêng năm 2020 thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải làm cỗ chay cúng rằm tháng giêng?

Rằm tháng giêng còn được gọi là Tết nguyên tiêu hằng năm. Theo lời kể của những người nông dân vùng miền thì rằm tháng giêng là thời điểm khởi đầu cho một mùa vụ mới. Rằm tháng giêng được tổ chức linh đình, để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Mâm gợi ý cỗ chay cúng rằm

Đối với thời điểm bây giờ, rằm tháng giêng là dịp người dân Việt Nam dâng hương, cúng sao giải hạn. Chuẩn bị những mâm cỗ chay rằm tháng giêng tươm tất, chu đáo với mong ước cầu một năm bình an và may mắn. Thậm chí có những nơi người ta quan niệm rằng “Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng". Chính vì thế, việc chuẩn bị mâm cỗ chay cúng rằm tháng giêng sao cho đầy đủ, trọn vẹn nhất để dâng cúng tổ tiên rất quan trọng.

Cách làm cỗ chay rằm cho rằm tháng giêng

Tùy theo mỗi vùng miền mà cách làm cỗ chay rằm tháng giêng có thể khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trong những mâm cỗ chay thường có các món như:

- Canh nấm củ quả: Ninh củ cải, cà rốt, hành tây (nấu chay thì không cho hành tây), nước ngọt. Sau đó cho nấm vào đun tiếp 10 phút, tiếp đến các loại nhanh chín sau cùng.

- Rau củ xào thập cẩm: Chần sơ củ quả khoảng 1 phút qua nước sôi. Dầu nóng già cho hành củ phi thơm, cho rau củ cùng 1 thìa dầu hào chay, ít bột nêm chay đảo nhanh tay, nêm nếm vừa ăn. Khi rau củ chín tắt bếp thêm xíu nước tương cho thơm, cho ra đĩa và rắc ít tiêu lên trên là được.

- Chè trôi nước: Nước + đường nấu đến khi sôi nước đường tan ra hết, thả vào vài lát gừng. Bột nếp vo viên tròn, thả vào. Đun liên tục cho đến khi chín. Trong mâm cỗ chay cúng rằm tháng giêng của người Việt không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước trong cỗ chay rằm tháng giêng sẽ giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…

- Nem chay rán: Chỉ cần nguyên liệu từ các loại rau củ quả thái nhỏ và rán bằng dầu thực vật là bạn đã có thể gói được chiếc bánh đa nem chay vàng ruộm ăn không ngấy nhìn rất bắt mắt.

- Xôi gấc: Cho phần gạo nếp đã ngâm vào phần thịt gấc, trộn thật đều tay, cho vào nồi hấp trong khoảng 20 phút, thỉnh thoảng dùng đũa xới gạo lên cho xôi gấc chín đều. Một đĩa xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm đẹp mắt cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ chay cúng rằm tháng giêng.

- Đậu phụ chiên giòn: Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu phụ ngon, đun sôi lửa. Sau đó chiên cho đến khi vàng các bên mặt.

- Một đĩa hoa quả tươi: hoa quả tươi khi cúng đều luôn được hiện diện. Cụ thể gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau (tùy thuộc vào từng vùng miền).

Các món ăn trong mâm cỗ chay của rằm tháng giêng thường được chú trọng sự hài hòa, cân bằng về màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Xã hội ngày một thay đổi vì vậy mâm cỗ chay rằm tháng giêng cũng có nhiều thay đổi theo. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau. Chỉ cần thành tâm hướng đến ông bà, tổ tiên thì dù bạn bày biện mâm cỗ thịnh soạn hay chỉ hoa quả, chưng bông thì cũng là một lễ cúng rằm tháng Giêng ý nghĩa trọn vẹn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét