Mỹ Latinh sẽ phải đối mặt với "dịch" ung thư nếu các chính phủ không nhanh chóng cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đẩy mạnh công tác chua benh ung thu cho người nghèo.
Đây là cảnh báo của các nhà khoa học trong báo cáo tại hội nghị Nhóm Hợp tác về ung thư khu vực Mỹ Latinh (LACOG) ở Sao Paulo mới đây.
Theo số liệu mà các nhà nghiên cứu cung cấp, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư Mỹ Latinh vào khoảng 59%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 35% ở châu Âu và 43% ở Mỹ. Báo cáo công bố tại hội nghị cho rằng đến năm 2030, trong số 1,7 triệu người chẩn đoán mắc ung thư mỗi năm ở khu vực Mỹ Latinh và vịnh Caribe, sẽ có tới hơn một triệu người chết.
Hiện nay, các nước Mỹ Latinh tiêu tốn khoảng 4 tỷ USD mỗi năm vì căn bệnh chết người này, trong đó, ngoài chi phí điều trị và thuốc men, còn phải giải quyết những hậu quả đối với các công ty và nền kinh tế.
Tài liệu trên cảnh báo cái giá phải trả sẽ còn tăng lên nữa nếu các chính phủ không hợp tác hành động ngay nhằm ngăn chặn những hậu quả ngày càng lớn của bệnh ung thư trong khu vực.
Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do quá nhiều người phát hiện bị ung thư khi đã ở giai đoạn cuối, giai đoạn khó chữa trị và dễ tử vong. Trong khi đó, nhiều người Mỹ Latinh đặc biệt là người nghèo, sống ở vùng nông thôn hoặc người dân tộc thiểu số không hoặc ít có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Paul Goss thuộc Trường Dược Harvard, vấn đề trên càng trở nên nghiêm trọng hơn do sự thiên lệch trong đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ở hầu hết các nước Mỹ Latinh.
Các nước này tập trung ngân sách cho việc ngăn ngừa các căn bệnh lây nhiễm, trong khi khoản chi tiêu cho các căn bệnh không lây nhiễm như ung thư lại không theo kịp tình hình thực tế. Ngoài ra, hơn một nửa dân số Mỹ Latinh (khoảng 320 triệu người) không có hoặc thiếu các loại bảo hiểm sức khỏe.
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia khu vực này đã nỗ lực cải thiện tình hình, song bản báo cáo vẫn kêu gọi những biện pháp giải quyết tình trạng đầu tư thiên lệch, cải thiện cơ sở hạ tầng y tế và quyền tiếp cận thuốc cũng như dịch vụ y tế đồng thời tăng ngân sách nhà nước dành cho.
Bản báo cáo cho biết các chính phủ có thể hạ tỷ lệ ung thư bằng các chính sách khuyến khích người dân bỏ thuốc lá, tránh khói bếp, giảm tiêu thụ rượu và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục thể thao.
Ung thư là một trong bốn căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới, và số người chết vì ung thư lớn hơn tổng số người chết vì các căn bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao.
Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, trong số 10 triệu người chết vì ung thư mỗi năm trên thế giới, có tới 70% trường hợp xảy ra tại các nước đang phát triển do thiếu điều kiện chẩn đoán và chữa trị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét