Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

càng ngày càng nhiều người gầy bị bệnh gan nhiễm mỡ


Gan nhiem mo không chỉ gặp ở người béo, nhiều người gầy đã cảm thấy ngỡ ngàng khi kết quả siêu âm, xét nghiệm kết luận bị gan nhiễm mỡ.
Càng gầy càng dễ bị
Chị Nguyễn Thị Hiền (27 tuổi, Q.Thanh Xuân, Hà Nội) ngỡ ngàng khi đi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ kết luận bị gan nhiễm mỡ (GNM) độ 3, bởi cân nặng của chị so với chiều cao còn có phần thiếu hụt. Nghi ngờ, chị tiếp tục đi kiểm tra chỗ khác, nhưng kết quả nồng độ men gan trong máu vẫn tăng cao gấp cả chục lần so với bình thường.

BSCK II Vũ Đức Chung - Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa BV 354 - cho biết, bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ gia tăng ở người bình thường, người béo, mà cả những người gầy ăn chay trường như nhà sư cũng đang bị rất nhiều. Nhiều người không tin và "cự" lại bác sĩ khi kết luận bị gan nhiễm mỡ.

BS Cao Hồng Phúc - khoa Y học lao động, Học viện Quân y 103 - cho biết, trước đây y khoa thường phát hiện ra bệnh GNM ở người uống rượu bia, người thừa cân béo phì..., nhưng gần đây những trường hợp mắc bệnh ở người gầy ngày càng nhiều. Bệnh GNM chủ yếu do rối loạn chuyển hóa tế bào gan gây ra. Lẽ thường gan chuyển hóa đường để tạo năng lượng, nhưng vì lý do nào đó, không có đủ đường để chuyển hóa, nên gan buộc phải thu thập mỡ dùng thay thế. Mỡ vào gan quá nhiều, tích tụ lại trong tế bào gan và gây ra chứng bệnh này.

Những người bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết sẽ làm chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ. Những người gầy, thiếu protein trong thời gian dài sẽ làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa nên sinh ra gan nhiễm mỡ.

20% biến chứng xơ gan và nguy cơ ung thư gan cao gấp 150 lần

BSCK II Vũ Đức Chung cho biết, GNM là khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh: Nghiện rượu, béo phì, tiểu đường, tăng lipít máu, bị bệnh về gan, do dùng thuốc..., nhưng quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn thừa năng lượng gây ra. Bởi gan đóng một vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo.

Khi năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và được tích lũy nhiều trong gan. Trong hầu hết các trường hợp, chất béo ứ đọng chủ yếu là triglycerides, nhưng trong một vài trường hợp thì phospholipids chiếm đa số.

Điều đáng lo ngại, hầu hết các trường hợp gan nhiem mo không có triệu chứng. Chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược, hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải, còn hầu hết được phát hiện qua triệu chứng gan to thấy được khi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hoặc qua những bất thường nhẹ ở các chỉ số aminotransferase máu hoặc alkaline phophatase trong khi xét nghiệm máu.

Ở thể nhẹ, GNM không có biểu hiện gì, nhưng sau đó gây rối loạn chức năng gan, gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu cao ảnh hưởng tới tim mạch... và đặc biệt lâu dài sẽ gây viêm gan và 20% có biến chứng xơ gan, ung thư và suy gan...

BS Cao Hồng Phúc cho biết, người bị gan nhiễm mỡ có xác suất bội nhiễm xơ cứng gan, ung thư gan cao gấp 150 lần người bình thường. Vì vậy, không chỉ người béo mà cả người gầy- nhất là những người bị nhiễm virus viêm gan B, C, uống nhiều rượu bia hoặc dùng thuốc hại gan... cần khám tầm soát để phát hiện sớm bệnh. Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ 6 tháng/lần.

Không có thuốc điều trị

BSCK II Vũ Đức Chung nhấn mạnh, không có thuốc đặc hiệu cho bệnh GNM. Khi mỡ máu, mỡ gan cao bắt buộc phải uống thuốc giảm mỡ máu statin. Nhưng dùng lâu dài thuốc này sẽ gây mệt mỏi, rối loạn chức năng gan, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương..., nhất là ảnh hưởng nhiều đến thần kinh, tâm lý. Việc kiểm soát tình trạng GNM phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chế độ điều trị có thể bao gồm cai nghiện rượu; ngừng dùng các thuốc có nhiều khả năng gây nên GNM; kiểm soát các bệnh về chuyển hóa: Tiểu đường, béo phì...

Đặc biệt, ngoài việc dùng một số thuốc bảo vệ gan thì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh đóng vai trò quyết định giúp phòng ngừa và điều trị bệnh. Người bệnh phải kiên trì thực hiện chế độ ăn đủ năng lượng, kết hợp với tập thể dục đều đặn vừa sức, tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập ít nhất 5 ngày trong tuần.

Nên ăn thịt nạc, các loại cá và hải sản (riêng tôm và cua biển không nên ăn quá 1 lần/tuần). Hạn chế ăn trứng (chỉ nên ăn 2 quả/tuần), các chất ngọt và chất béo, vì các chất này khi thừa sẽ chuyển đổi thành mỡ dự trữ. Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào mà thay bằng những món nướng, luộc. Cần tránh các loại thức ăn chế biến từ gan, óc, cật, bộ đồ lòng gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phômai; không nên ăn da lợn, vịt, gà...

BS Phúc khuyên, để bảo vệ gan trước bệnh GNM, cần bỏ rượu ngay lập tức, bởi rượu gây ra rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Giữ cân nặng hợp lý. Ăm đa dạng thức ăn. Tuyệt đối không quên ăn cơm hoặc các chất tinh bột. Tăng thêm rau, nhưng không bỏ qua thịt. Những người gầy nên ăn khoảng 300 - 500gr rau xanh, hoa quả và nên ăn 200gr thịt trong một ngày. Thịt và rau xanh cung cấp đủ các chất đạm cho gan khỏe và đủ các vi chất dinh dưỡng cho men gan hoạt động

Gan bình thường chứa khoảng 5gr lipít cho mỗi 100gr trọng lượng của gan, trong đó khoảng 14% là triglyceride, 64% là phospholipids, 8% cholesterol và 14% là các axít béo tự do. Trong gan nhiễm mỡ, lượng chất béocó thể chiếm đến 50% trọng lượng của gan, trong đó hơn một nửa là các triglyceride.

Xem thêm: viem gan B| gan nhiem mo| phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| phuong phap tot nhat dieu tri viem gan B| benh gan sieu vi B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét