Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Bệnh gan ngày càng gia tăng

Theo những thống kêgần đây cho thấy, nước ta có tỉ lệ mang virus viem gan B rất cao khoảng 15-20% (có khoảng 10 triệu người đang bị nhiễm bệnh). Theo TS BS Bùi Hữu Hoàng, Khoa Tiêu hóa – Gan mật BV ĐHYD TPHCM, ViệtNam thuộc vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan virus đặc biệt đối với siêu vi A và B. Ở các nuớc đang phát triển như nước ta hơn 90% dân số đều đã có nhiễm HAV. Bệnh thường tự giới hạn , khoảng 10% rơi vào mãn tính .Trẻ em tuổi càng nhỏ nhiễm virus tỉ lệ rơi vào mãn tính càng cao khoảng,hơn 90% nếu nhiễm vào lúc chu sinh. Khoảng 40% nguời viêm gan siêu vi B mãn chết vì biến chứng xơ gan ,ung thư gan. Về biến chứng ung thu gan, thông tin mới nhất tại Hội nghị Gan mật Châu Á Thái Bình Dương tại Bắc Kinh diễn ra vào cuối tháng 3 năm 2010 cũng cho biết,ung thư gan đứng hàng thứ 5 trong các ung thư ở nam, đứng hàng thứ 8 ung thư ở nữ ; 80% xảy ra ở các nước đang phát triển, nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới và đa phần chẩn đoán đã quá muộn. Nguyên nhân chính là do virus viêm gan B ,C và tỉ lệ ung thư gan ngày càng tăng; do vậy điều trị viêm gan B , C là ngăn chặn phần lớn ung thư gan.
Trong những năm gần đây, mỗi năm, Việt Nam có đến 10.000 ca mắc bệnh mắc bệnh mới, và trở thành quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư gan hàng đầu thế giới. Phần lớn các bệnh nhân lại phát hiện bệnh trong giai đoạn trễ nên việc chữa trị không còn hiệu quả. Theo “Ghi nhận ung thư quần thể” tại TP.HCM 2006, ung thư gan đứng hàng thứ 1 ở nam giới với xuất độ 24,2/100.000 dân và đứng hàng thứ 5 ở nữ giới với xuất độ 6,2 / 100.000 dân.
Tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, mỗi năm tiếp nhận khoảng 500 ca ung thư gan mới.
Bên cạnh bệnh viêm gan và ung thư gan, tình trạng gan nhiễm mỡ hay xơ gan cũng đáng báo động. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, thừa chất cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh gan nhiễm mỡ. Tại các nước trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ chiếm từ 10-24% dân số. Ở Việt Nam, do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, số bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các đối tượng ít vận động, nhân viên văn phòng, người nghiện bia rượu.v.v...
Tự phòng ngừa bệnh gan như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế về Tiêu hóa – Gan mật, mặc dù có nhiều bệnh gan không thể phòng ngừa được , con người vẫn có nhiều cách để bảo vệ gan ít tổn thương nhất. Không nên uống rượu nhiều nhất là phụ nữ. Những người bệnh gan nên kiêng rượu, bia hoàn toàn. Những người trong gia đình có người bệnh gan ứ sắt hay xơ gan mật nguyên phát nên test máu thường xuyên để kiểm tra bệnh này, nếu có bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Nên giữ cân nặng trung bình , không ăn nhiều chất béo . Các thuốc có độc cho gan nên tránh . Không nên hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ ung thư gan và làm tăng thêm độc tính các thuốc có hại cho gan. Bên cạnh đó, tránh dùng quá nhiều thuốc giảm đau hay kết hợp nhiều loại thuốc bởi khi đó sẽ làm cho các tế bào và cơ quan của gan mệt mỏi vì phải làm việc quá nhiều, dẫn đến sinh bệnh. Tốt nhất là uống thuốc theo đơn và không được tự ý mua thuốc điều trị. cần thực hành tốt vệ sinh, an toàn tình dục, không dùng chung bơm kim tiêm, tiêm vaccine là cách để phòng bệnh viêm gan siêu vi tốt nhất. Với trẻ em thì đảm bảo cho trẻ được tiêm vaccine đúng thời hạn. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù bệnh gan hầu như không do thức ăn gây ra hay có thể ngăn ngừa bệnh bằng con đường ăn uống nhưng có sự tương quan, nhất là bệnh gan nhiễm mỡ thường đi kèm với tình trạng béo phì.
Bệnh viêm gan siêu vi B có thể phát hiện sớm một cách dễ dàng nhờ vào các xét nghiệm máu đơn giản. Việc phát hiện sớm viêm gan B mạn tính giúp gia tăng hy vọng ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan bằng cách khám sức khỏe định kỳ và điều trị với những loại thuốc đặc trị mới. Và một điều đáng mừng là hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại thuốc chăm sóc, bảo vệ cho lá gan có nguồn gốc từ thảo dược, từ những “cây nhà lá vườn” vừa đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng và giá cả phù hợp với thu nhập của người Việt nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét