Hai số lô văc xin bị đình chỉ là V-GB020812E và V-GB030812E, hạn dùng 7/2015, số đăng ký QLVX-0376-11.
Tuy nhiên, nhiều bệnh viện e ngại việc tiêm có thể ảnh hưởng đến trẻ nên tạm dừng việc tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ sau khi sinh trong vòng 24 giờ.
Ngày 23/7, trên địa bàn Hà Nội, 3 bệnh viện đã ngừng tiêm cho trẻ sơ sinh mũi vắc xin ngừa virut viêm gan B là BV Phụ sản Trung ương, Bưu điện, bệnh viện 198.
Còn tại BV Phụ sản Hà Nội, việc tiêm cho trẻ sơ sinh vẫn diễn ra bình thường dù trước đó bệnh viện này đã ngưng tiêm phòng vắc xin viêm gan B một ngày sau khi có thông tin về 3 trẻ sơ sinh tử vong tại Quảng Trị.
Chiều qua, tại khoa A3, BV Phụ sản Hà Nội, các điều dưỡng vẫn tiến hành đón các cháu đi tiêm phòng viêm gan B.
Khi phóng viên VTC News có mặt đây, lần lượt các cháu mới sinh được gọi đi tiêm. Chị Ngô Thị Hoa (Phú Xuyên, Hà Nội) có con vừa được đón đi tiêm mặt vẫn tỏ ra lo lắng. Con chị mới sinh vào 6 giờ chiều ngày 22/7, nếu tiêm ngay liệu có ổn không khi chị nghe thông tin trẻ sơ sinh chết ở Quảng Trị?
Còn bà Hướng (Đông Anh, Hà Nội) đi chăm cháu mới sinh nói: "Nghe thông tin có trẻ tử vong sau tiêm viêm gan B nhưng bác sĩ bảo tiêm thì phải cho cháu đi tiêm thôi. Họ bảo gì, mình nghe đấy cô ạ".
Tuy nhiên, cũng có bé chưa được đi tiêm dù đã sinh vài ngày như con chị Tiến. Chị cho biết con chị bị vàng da, lúc sinh bị ngạt nên vẫn được nuôi ở tầng trên. Chỉ đến giờ, các điều dưỡng mới đưa các cháu xuống với mẹ để bú. Cháu hiện đang được theo dõi sức khỏe.
Tương tự, một cháu gái mới sinh con chị Hiền cũng chưa được tiêm. Con chị sinh non, nặng 2,5kg nên bác sĩ bảo tiếp tục theo dõi và chưa nên tiêm. Khi nào cháu đủ cân sẽ tiêm mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B.
Sau khi tiêm, các cô điều dưỡng trả về với mẹ và không quên dặn các mẹ theo dõi sức khỏe con trong vòng 30 phút. Nếu thấy có biểu hiện tím tái, khó thở, phải báo ngay cho bác sĩ.
Người mẹ cần hiểu biết và có chính kiến
Việt Nam là 1 trong 9 nước tại Tây Thái Bình Dương được Tổ chức Y tế thế giới liệt vào danh sách những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao đáng báo động.
Hiện có khoảng 10-20% dân số Việt Nam nhiem virut viem gan B. Đây là loại virus gây ra cái chết cho hàng chục vạn người ở nước ta do xơ gan và ung thư gan. Chi phí cho người điều trị viêm gan cũng rất lớn. Trung bình mỗi người phải điều trị tiền thuốc khoảng 60-200 triệu đồng/năm và kéo dài 1-2 năm. Vì thế, việc tuyên truyền để phòng ngừa virus viêm gan và phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết.
Có 5-10% người nhiễm virus viêm gan B ở tuổi trưởng thành có thể trở thành viêm gan virus B mạn tính. Đối với trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B thì trên 95% sẽ bị viêm gan virus mãn tính.
Sau khi tiêm, điều dưỡng tại khoa A3, BV Phụ sản Hà Nội dặn cần theo dõi con trong vòng 30 phút sau tiêm. Theo GS - TSKH Nguyễn Thu Vân, Thành viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia: Nếu tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ sau sinh sẽ bảo vệ được 89% trẻ khỏi mắc bệnh viêm gan mãn tính.
Nếu mẹ dương tính với virus viêm gan B mà trẻ không tiêm phòng trong vòng 24 giờ sau sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên tới 80%.
GS Vân khẳng định việc tiêm phòng viêm gan B là cần thiết ngay khi trẻ sinh ra. Tuy nhiên, sau vụ việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm phòng viêm gan B tại Quảng Trị thì cha mẹ cần có kiến thức và chính kiến của mình.
Đến nay, cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây ra cái chết của 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị, thì việc cẩn thận là cần thiết.
Đó là lý do tại sao, nhiều viện đã tạm ngừng tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 1 ngày sau khi sinh.
Với những bà mẹ biết mình bị virus viem gan B, cần thiết tiêm ngay cho trẻ sau sinh để phòng bệnh. Còn những bà mẹ không bị virus này tấn công thì có thể tạm hoãn tiêm cho con cho đến khi con đủ tháng để tiêm mũi viêm gan B tiếp theo.
GS Vân cho rằng, các bậc cha mẹ ngày nay nên hiểu tình hình sức khỏe của chính mình, chăm sóc sức khỏe thai nhi. Từ đó, đưa ra quyết định có hay không tiêm phòng viêm gan B cho trẻ khi vừa sinh ra.
Nếu người mẹ đó biết chắc mình không có virus viêm gan B,có thể chủ động đề nghị bác sĩ ngừng chỉ định tiêm phòng viêm gan B cho con. Bác sĩ không có quyền quyết định điều này mà chỉ là khuyến cáo.
Với những trẻ có bệnh, hoặc sinh thiếu tháng, thiếu cân cần được theo dõi chặt chẽ. Chỉ khi các cháu có sức khỏe ổn định, cân nặng đã đạt thì mới nên tiêm.
Xem thêm: gan nhiem mo| chua benh gan nhiem mo| hoang dan| chữa bệnh gan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét