Các bác sĩ của Phòng khám đa khoa 12 Kim Mã chỉ ra rằng: Khi virus viêm gan B tấn công vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống virus viêm gan B thì nguy cơ bị virus tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm virus viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn, 10% còn lại là người mang mầm bệnh không triệu chứng (người lành mang virus) hoặc có biểu hiện lâm sàng. Đối với người lành mang virus viêm gan B, việc tiêm phòng vacxin không có tác dụng nhưng việc theo dõi sức khỏe định kỳ cũng như các chỉ số về gan là rất quan trọng để đề phòng virus tái hoạt động.
Người lành nhiem virut viem gan B có nguy hiểm không?
Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, ở người trưởng thành có sức khỏe tốt, sức đề kháng mạnh, viêm gan B thường không có biểu hiện gì hoặc có thể có những biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu vàng đậm. Ở những người viêm gan cấp tính thì triệu chứng lâm sàng rõ ràng hơn như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc… Khoảng 90% người bị nhiễm virus viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn mà không để lại di chứng gì.
Đối với người nhiễm virus viêm gan B ở thể không hoạt động hay còn gọi là người lành mang virus thì virus tạm thời không hoạt động nên chưa cần phải điều trị gì mà chỉ cần theo dõi thường xuyên để nắm bắt tình hình cụ thể của virus từ đó có cách phòng ngừa kịp thời. Khi cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng yếu hay do một tác nhân nào đó làm cho virus viêm gan B tái hoạt động mà người bệnh không biết thì nó sẽ âm thầm tàn phá tế bào gan của người bệnh, từ đó nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan là rất cao.
Hơn nữa ở người đã nhiễm viêm gan B, cho dù ở thể người lành mang bệnh thì virus cũng đã tồn tại trong cơ thể người bệnh và do đó virus viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu, đường tình dục, mẹ truyền cho con.
Làm gì để benh gan sieu vi B không tái hoạt động?
Theo các bác sĩ của Phòng khám đa khoa 12 Kim Mã, ở người lành mang virus viêm gan B tạm thời virus không hoạt động nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan và không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Tuy vậy, những bệnh nhân này cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm có liên quan đến virus viêm gan B như HbsAg, HbeAg, HBV-DNA để được theo dõi thật chặt chẽ, đề phòng virus viêm gan B tái hoạt động.
Ngoài ra, trong cuộc sống, bệnh nhân cần chú ý:
- Tăng cường lượng rau xanh, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quá chín tươi).
Rau xanh và trái cây sẽ giúp lá gan khỏe mạnh
- Không ăn các loại gia vị kích thích như tiêu, ớt, gừng, tỏi, đại hồi, đinh hương, đậu khấu… và các chất nóng, cay, chua, mặn; các món ăn được chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu; thức ăn nướng, thịt hut khói, thịt muối…
- Hạn chế chất ngọt và chất béo vì như vậy sẽ làm cho dạ dạy và ruột không kịp tiêu hóa, sinh ra đầy bụng, tiêu chảy ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, sẽ tổn hại cho gan.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia và ăn các thực phẩm sinh lạnh.
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau – chống viêm.
Mặ dù người nhiễm virus viêm gan B ở thể người lành mạng bệnh chưa làm bệnh nhân nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không có hiểu biết cụ thể về nó và không có các biện pháp phòng tránh thì rất dễ làm virus viêm gan B tái hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế bệnh nhân ở thể người lành mang virus cần đi kiểm tra và làm các xét nghiệm chuyên sâu định kỳ để nắm bắt tình hình hoạt động của virus, từ đó có phương án điều trị kịp thời và phù hợp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đó cũng chính là lời khuyên của các bác sĩ Phòng khám đa khoa 12 Kim Mã.
Mọi thông tin thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ đến số 04.3718.1999 để được các bác sĩ của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã tư vấn trực tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét